Công ty Thiết kế web

Dân mạng chia phe “hồng hoàng hay cao cát”, kiểm lâm quyết làm “ra ngô ra khoai”

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi inlichtetviet, 29/11/18.

  1. inlichtetviet

    inlichtetviet New Member

    Dân mạng chia phe “hồng hoàng hay cao cát”, kiểm lâm quyết làm “ra ngô ra khoai”
    Thứ Tư, ngày 28/11/2018 21:40 PM (GMT+7)

    Lãnh đạo Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh khẳng định cơ quan này sẽ tới tận nơi xác minh và làm “ra ngôi ra khoai” vụ việc.


    Liên quan tới vụ ông B.N.Tuấn ở huyện Củ Chi, TP.HCM đăng tải lên Facebook hình ảnh cầm trên tay hai con chim đã vặt lông, dân mạng đang chia phe tranh cãi gay gắt liệu đó là chim hồng hoàng hay cao cát. Theo đó, dù là hồng hoàng hay cao cát thì dân mạng cũng đều lên án hành động của ông Tuấn, song nếu đúng là hồng hoàng thì dân mạng yêu cầu cơ quan chức năng phải xử lý thật thích đáng người có hành động như vậy.

    [​IMG]

    Việc mua bán chim hồng hoàng trái pháp luật dù chỉ 01 con cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Cụ thể, trong khi hồng hoàng (hay còn gọi là phượng hoàng đất) nằm trong phụ lục I - Công ước về buôn bán quốc tế động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES); thì cao cát nằm trong phụ lục II của Công ước CITES. Việc mua bán chim hồng hoàng trái pháp luật dù chỉ 01 con cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong khi với chim cao cát thì quy định ít khắt khe hơn. Cả hai đều thuộc họ hồng hoàng.

    Mặc dù lãnh đạo Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh và Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước đều nhận định con chim trong ảnh là cao cát, nhưng dân mạng và nhiều chuyên gia khác lại khẳng định đó là chim hồng hoàng có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện, cuộc tranh cãi của dân mạng vẫn đang chia làm hai phe và diễn ra rất gay gắt.

    Chẳng hạn, tài khoản Facebook Hồ Hữu Hoành dẫn thông tin từ báo chí và viết lời bình: “Con trong ảnh là cao cát, cũng thuộc họ hồng hoàng. Cũng may cho anh trai kia, nếu đúng hồng hoàng thì đã mệt rồi. Mà chim đẹp vậy lại không nuôi, toàn thưởng thức bằng mồm…”

    Trong khi đó, Facebooker Thanh Mai phản bác: “Con này là cao cát mà anh. Hồng hoàng nó nặng và to gấp 6 lần con này, mỏ vàng và cứng; chứ con này mỏ trắng và xốp, không phải hồng hoàng như trong sách đỏ. Rừng Đông Nam Bộ có rất nhiều loài này, bay cả đàn. Nhưng nói chung không cổ vũ săn bắn như vậy”.

    Tuy nhiên, không đồng ý với Thanh Mai, tài khoản Hồ Hữu Hoành vẫn bảo vệ quan điểm con chim trong vụ việc là hồng hoàng. “Cao cát thường rất xấu, mỏ không ngăn làm 2 và giá trên thị trường vài triệu đồng. Còn con chim mà anh Tuấn đăng đúng là mỏ sừng 2 ngăn quý hơn nhiều”, tài khoản Hồ Hữu Hoành bình luận kèm bức ảnh một con chim cao cát để cho thấy khác biệt so với con chim trong vụ việc.

    Một Facebooker khác có tài khoản Phan Thức tiếp tục vào cuộc tranh luận: “Hình ảnh đăng là cao cát đang tập bay, khoảng vài tháng tuổi thôi. Con trên tay Tuấn Kiệt (tài khoản Facebook của anh B.N.Tuấn) là cao cát đã trưởng thành, mỏ có vạch đen, chứ hồng hoàng không có”.


    Những cuộc tranh cãi chưa có hồi kết vẫn đang diễn ra thông qua các bức ảnh

    Về những tranh cãi chưa có hồi kết này, trao đổi với PV tối 28/11, ông Mang Văn Thới - Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh cho biết, các cán bộ của Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh sẽ trực tiếp đến nơi mà ông Tuấn nói để kiểm tra thực tế.

    “Chúng tôi đã có địa chỉ, số nhà cụ thể. Dự kiến chiều mai (ngày 29/11 - PV), đoàn công tác sẽ tới kiểm tra xem còn gì sót lại mà có thể xác định chính xác con chim trong vụ việc là cao cát hay hồng hoàng”, ông Thới nói và cho biết, trước mắt đã xác định đó không phải là một tụ điểm mua bán chim mà chỉ là người dân săn bắt được rồi mua đi - bán lại.

    Theo ông Thới, qua trao đổi với ông Tuấn, người này nói vị trí đó là trên đoạn đường qua xã Suối Ngô, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Trên đường đi đám cưới về, thấy người ta bán chim lạ với giá 120 ngàn/con nên ông Tuấn lại xem thử và mượn cầm chụp hình.

    Được biết, việc xác minh vụ việc này sẽ do Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh thực hiện mà không có sự hỗ trợ của Công an huyện Củ Chi (nơi người đăng ảnh sinh sống). Tuy nhiên, lãnh đạo Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh khẳng định sẽ xác minh và làm “ra ngôi ra khoai” vụ việc.

    Song theo nhận định của ông Thới qua những bức ảnh trên mạng internet, con chim này rất khó có khả năng là hồng hoàng. Hồng hoàng to, đứng cao trên 1m, trong khi con chim trong ảnh chỉ đứng cao khoảng 45cm. Ngoài ra, hồng hoàng có thể nặng tới 4kg, trong khi cao cát chỉ tối đa là 1,5kg (theo ông Tuấn, con chim ông cầm chụp ảnh chỉ nặng khoảng 0,5kg).

    Đặc điểm đáng chú ý tiếp theo là mỏ hồng hoàng màu vàng, trong khi con chim trong vụ việc có mỏ nhạt hơn. Bên cạnh đó, hồng hoàng có bụng màu đen, phân biệt rõ với bụng trắng của loài cao cát bụng trắng thường thấy.

    “Nếu là hồng hoàng thì không ai làm thịt, bởi chỉ riêng mỏ của nó được người ta rao bán trên thị trường với giá trị ngang ngà voi rồi”, Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh nói.

    [​IMG]


    Một người đàn ông vừa khoe việc làm thịt 2 con chim hồng hoàng - loại có giá trị gấp 3 lần so với ngà voi.


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này