Công ty Thiết kế web

Đào tạo trực tuyến: Cơ sở đào tạo phải bảo đảm chất lượng đầu ra

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 23/4/20.

  1. mccadword

    mccadword Member

    Băn khoăn chất lượng

    Sinh viên Lê Kiều Anh – ngành Quản lý giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục, Hà Nội) chia sẻ: “Em thấy việc học trực tuyến rất tốt. Bởi nghe giảng trực tuyến, em có thể tập trung hơn và không bị phân tâm. Hơn nữa, các slide trên bài giảng có nội dung đầy đủ, rõ ràng. Thầy cô giảng bài kỹ, dễ hiểu. Một điểm cộng nữa, khi em chưa kịp chép bài, có thể chụp lại màn hình bài giảng để xem lại”. Kiều Anh cho rằng: ĐTTT đã giúp sinh viên phát triển kỹ năng tự học, tra cứu tài liệu để tiếp cận tri thức.

    Ở góc nhìn khác, sinh viên Nguyễn Thị Mai – Học viện Ngân hàng (Hà Nội) nêu quan điểm: Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của dạy học trực tuyến, hình thức dạy học này cũng có những hạn chế nhất định. Chẳng hạn: Việc tổ chức lớp học sẽ không thể giống lớp học truyền thống. Vì thế, khó biết sinh viên có thực sự tập trung học tập hay không.

    Vì học từ xa nên giảng viên khó bộc lộ hết cảm xúc hoặc ngôn ngữ hình thể, thậm chí không thể chia sẻ hết ý kiến của mình với sinh viên nên bài giảng không phong phú như học trực tiếp trên lớp... Điều mà Mai vẫn chưa hài lòng là, mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên vẫn còn hạn chế nên ít nhiều chất lượng sẽ không bằng học tập trung trên lớp học truyền thống.

    Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Quyền vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), ĐTTT ở thời điểm này có thể chấp nhận như biện pháp tình thế để phòng chống dịch bệnh.

    “Trước mắt, chúng tôi chưa đặt ra những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt, nhưng cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm thực hiện giải trình về các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo và chất lượng đầu ra của các học phần dạy trực tuyến” - PGS.TS Nguyễn Thu Thủy nhấn mạnh, đồng thời cho biết: Để từng bước khắc phục những thách thức, bất cập này, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn 795/BGDĐT-GDĐH, chỉ đạo các trường căn cứ vào đặc điểm tình hình và yêu cầu chương trình đào tạo để lựa chọn dạy online với học phần phù hợp, bảo đảm chất lượng đầu ra và chuẩn chương trình đào tạo.

    [​IMG]

    Sinh viên học trực tuyến trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19.

    Tập dượt cho việc chuyển đổi số

    PGS.TS Nguyễn Thu Thủy tin tưởng, các cơ sở đào tạo sau mùa dịch này sẽ thực sự quan tâm đến việc đầu tư, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý và tổ chức hoạt động đào tạo. Một mặt, không chỉ để ứng phó với các tình huống phát sinh, mà còn là tiền đề để phát triển trong tương lai, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.

    Hiện Bộ GD&ĐT khẩn trương hoàn thiện các chính sách, sửa đổi các quy chế đào tạo nhằm định hướng, khuyến khích các cơ sở đào tạo mở rộng ứng dụng ICT, công nghệ đào tạo tiên tiến để đổi mới phương thức tổ chức quản lý đào tạo, phương thức dạy – học từ đào tạo chính quy, vừa làm vừa học theo phương thức truyền thống trực tiếp, sang đào tạo trực tiếp kết hợp với trực tuyến (blended).

    Cụ thể: Ban hành Thông tư quy định về liên kết đào tạo với nước ngoài theo hình thức trực tuyến và hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến; Thông tư ban hành chuẩn đánh giá chương trình đào tạo từ xa các trình độ của giáo dục đại học trong tháng 4/2020. Các chính sách này đều có sự góp ý và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn triển khai của Bộ Giáo dục Australia.

    PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho biết: Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, đối tác trong và ngoài nước để hỗ trợ cơ sở đào tạo về hạ tầng công nghệ.

    Mặt khác, cơ sở đào tạo cũng cần nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, chủ động mở rộng hợp tác với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ; đặc biệt là đơn vị có kinh nghiệm trong việc phát triển vận hành hệ thống ĐTTT. Cùng với đó, cần đầu tư nâng cấp và sử dụng hiệu quả, tiếp nhận công nghệ đào tạo từ xa, ĐTTT tiên tiến trên thế giới; kết nối, chia sẻ tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên số.

    Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo Trường ĐH Mở Hà Nội, Trường ĐH Mở TP Hồ Chí Minh và một số cơ sở đào tạo lớn của Việt Nam phát huy vai trò làm đầu tàu trong việc đổi mới, nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ đào tạo cho toàn hệ thống; Đồng thời kết nối các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để chia sẻ kinh nghiệm, phát triển học liệu mở, khoá học mở, phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của người dân.


    Trường ĐH RMIT với hơn 20 năm kinh nghiệm trong đào tạo trực tuyến sẵn sàng phối hợp với Bộ GD&ĐT để hỗ trợ các cơ sở đào tạo của Việt Nam khi triển khai thực hiện đào tạo trực tuyến và học liệu điện tử. - PGS.TS Nguyễn Thu Thủy


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này