Công ty Thiết kế web

Dạy - học trực tuyến ở vùng đồng bào DTTS: Nan giải đưa công nghệ tiếp cận vùng khó

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 15/4/20.

  1. mccadword

    mccadword Member

    [​IMG]


    Điều dư luận quan tâm, địa phương này sẽ triển khai như thế nào đối với con em đồng bào vùng cao, biên giới...

    Ứng dụng CNTT ở vùng biên

    Ông Cù Huy Hoàn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên cho biết: Ngành GD-ĐT Điện Biên phối hợp với VNPT Điện biên, Viettel Điện Biên triển khai hệ thống dạy học trực tuyến VNPT-Elearning và ViettelStudy. Học sinh có thể tham gia học qua máy tính có kết nối Internet, điện thoại di động. Quản trị hệ thống của sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT có thể theo dõi thống kê kết quả tổ chức dạy học của các nhà trường trên hệ thống.

    Cũng theo Sở GD&ĐT Điện Biên, đơn vị đã có hướng cụ thể đối với địa phương, đơn vị trong thực hiện dạy - học qua Internet và trên truyền hình. Theo đó, đơn vị được giao hướng dẫn các trường học thuộc địa bàn quản lý. Nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông và các quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT thông qua việc chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể của từng lớp học, môn học, theo lịch phát sóng các bài học.

    Ngành GD-ĐT Điện Biên triển khai đồng bộ các giải pháp dạy - học cho học sinh từ tiểu học đến GDNN-GDTX. Trong đó, tập trung ưu tiên dạy - học trên sóng truyền hình, qua Internet với học sinh lớp 9 các môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Học sinh lớp 12 sẽ tập trung vào 9 môn học gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân. Đối với các môn học và khối lớp học còn lại, Sở GD&ĐT giao thủ trưởng các cơ sở giáo dục căn cứ đặc điểm, điều kiện thực tế lựa chọn hình thức dạy học phù hợp. Nhà trường sẽ hướng dẫn giáo viên, học sinh tham khảo lịch phát sóng các bài học trên các kênh sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

    “Chúng tôi yêu cầu các trường giao nhiệm vụ cho giáo viên phụ trách môn học, xây dựng kế hoạch bài học để hướng dẫn học sinh học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo nội dung bài học được phát sóng trên truyền hình. Giáo viên bộ môn phải nắm bắt thông tin về học sinh của lớp đang học trên truyền hình, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong tổ chức cho các em học bài theo chương trình phát sóng”, ông Cù Huy Hoàn cho biết thêm.

    Thầy cô nỗ lực vượt vất vả

    Tại vùng cao, biên giới, xa xôi hẻo lánh như huyện: Nậm Pồ, Mường Nhé, Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Mường Ảng, để học sinh có thể tiếp cận được với hình thức học qua truyền hình hay như học trực tuyến thực sự nan giải.

    Theo thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Tủa Chùa, hiện chỉ có 3/12 xã, thị trấn có thể tiếp cận với sóng truyền hình địa phương, gồm thị trấn, xã Mường Báng và Sính Phình. Với đặc thù địa bàn, đời sống người dân, ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện tính phương án yêu cầu các trường phân công giáo viên trực tiếp mang tài liệu hướng dẫn dạy học kèm bài tập đến nhà từng học sinh để giao và thu nộp.

    “Với địa bàn vùng dân tộc, việc triển khai dạy học trực tuyến cho tất cả học sinh là cả một vấn đề. Với hơn 12 nghìn học sinh tiểu học và THCS, qua rà soát chỉ có 15 - 20% học sinh có khả năng tiếp cận với hình thức học mới này. Ngày thường, để huy động các em đến lớp đã khó, nay lại càng khó khăn hơn. Vì thế, theo tôi, sự quan tâm, phối hợp giữa học sinh và phụ huynh học sinh với thầy cô giáo là hết sức quan trọng”, ông Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ.

    Để việc dạy, học được hiệu quả, Sở GD&ĐT Điện Biên đã yêu cầu phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trực thuộc Sở tổng hợp số liệu học sinh không có điều kiện theo học hình thức mới, từ đó xây dựng kế hoạch, dự kiến phương án, hình thức dạy học khác phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và đặc điểm địa hình, địa lý từng địa phương. Sở cũng giao hiệu trưởng các đơn vị căn cứ đặc điểm, điều kiện thực tế để lựa chọn hình thức học tập phù hợp đối với nhóm học sinh này cũng như lên phương án kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập của các em.

    “Chúng tôi chỉ đạo các đơn vị, trong thời gian cách ly tiếp tục bố trí, sắp xếp cán bộ, giáo viên, có biện pháp phối hợp với gia đình học sinh, chuyển nội dung, giao nhiệm vụ học tập, phát phiếu bài tập, bài kiểm tra theo quy định đến học sinh, hướng dẫn trò phương pháp. Yêu cầu học sinh tự học và hoàn thiện các nội dung theo yêu cầu của môn học. Bài tập của học sinh được giáo viên đánh giá, sửa chữa cụ thể và trả lại để các em biết ưu, nhược điểm của bản thân”, ông Cù Huy Hoàn nói.


    Sau khi học sinh đi học trở lại, các trường phải tổ chức ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức trước khi dạy các bài học tiếp theo trong chương trình giáo dục. - Ông Cù Huy Hoàn


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này