Công ty Thiết kế web

Đề nghị bãi bỏ các quỹ bảo trì đường bộ, bình ổn giá xăng dầu…

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi truonghuong, 14/8/19.

  1. truonghuong

    truonghuong Active Member

    [​IMG]


    Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Nguyễn Đức Hải - Ảnh: Quochoi.vn


    Chiều 13-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp để cho ý kiến về nội dung báo cáo giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018".

    "Ăn bám" vào ngân sách

    Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết mặc dù nhiều quỹ thành lập với mục tiêu huy động nguồn lực khác ngoài ngân sách nhà nước (NSNN), nhưng kết quả cho thấy nguồn lực tài chính của một số quỹ về cơ bản được hình thành từ nguồn NSNN cấp.

    "Trong khi theo quy định của Luật NSNN năm 2015, từ năm ngân sách 2017, NSNN không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính ngoài ngân sách" - ông Hải nói.

    Ví dụ, Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia được cấp vốn điều lệ 500 tỉ đồng, sử dụng 93% nguồn này với mục đích tài trợ cho các dự án, ngân sách hằng năm phải cấp bù để đảm bảo mức vốn điều lệ 500 tỉ đồng.

    Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia được cấp vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng, sử dụng nguồn này với mục đích tài trợ cho các dự án, ngân sách hằng năm phải cấp bù để đảm bảo mức vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng.

    Điển hình là Quỹ bảo trì đường bộ trung ương. Từ năm ngân sách 2017, số thu, chi của quỹ đã được tổng hợp vào trong cân đối NSNN.

    Hằng năm, quỹ được NSNN cấp bổ sung phần chênh lệch giữa nhiệm vụ chi và nguồn thu (cả giai đoạn NSNN cấp bổ sung 18.020 tỉ đồng, trong đó năm 2017 là 3.700 tỉ đồng, năm 2018 là 3.800 tỉ đồng).

    Ngoài khoản thu phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (là nguồn thu NSNN theo quy định của Luật phí, lệ phí) và khoản thu từ NSNN bổ sung hằng năm, Quỹ bảo trì đường bộ không còn nguồn thu nào khác.

    Mặt khác, hoạt động của hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ trung ương theo phương thức kiêm nhiệm, trong khi văn phòng quỹ không có đủ năng lực để độc lập quản lý toàn bộ kinh phí bảo trì đường bộ, nên phải sử dụng các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải để thực hiện các công việc chuyên môn của quỹ.

    "Do vậy, đoàn giám sát đề nghị bãi bỏ Quỹ bảo trì đường bộ ở trung ương và ở địa phương, toàn bộ nội dung chi về bảo trì đường bộ được thực hiện thông qua dự toán NSNN cấp hằng năm" - ông Nguyễn Đức Hải nói.

    Quỹ bình ổn giá xăng dầu thực chất là thu trước của dân

    Theo báo cáo giám sát, với quỹ này, số tiền trích quỹ được để lại cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu (mức trích hiện nay 300 đồng/lít), thực chất là một khoản thu trước của người dân và doanh nghiệp.

    Việc quản lý quỹ được thực hiện tại các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, khi đó các doanh nghiệp đầu mối có thị phần lớn sẽ có quỹ rất lớn, song những doanh nghiệp có thị phần thấp thì số dư quỹ thường nhỏ.

    Điều này sẽ dẫn đến việc khi thực hiện xả quỹ lớn (có thời điểm sử dụng bình ổn giá trên 2.000 đồng/lít) có thể dẫn đến các doanh nghiệp đầu mối có mức quỹ thấp sẽ âm quỹ và phải sử dụng tạm thời nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp hoặc vay ngân hàng thương mại để bù quỹ, làm tăng chi phí của doanh nghiệp.

    Trường hợp giá xăng dầu ổn định trong nhiều năm, vai trò của quỹ cũng tương tự một quỹ dự trữ từ nguồn đóng góp của người dân.

    Thực tế cho thấy cơ sở để bình ổn giá đã không còn phù hợp (giá cơ sở dựa trên giá CIF, trong khi sản xuất trong nước đã đáp ứng đến 90% nhu cầu, bên cạnh việc đặt ra lãi định mức và chi phí kinh doanh định mức là phi thị trường). Trong khi đó, các đầu mối nhập khẩu xăng dầu đã thực hiện nghiệp vụ hedging (tức cố định giá trước để hạn chế tác động giá xăng dầu tăng, giảm).

    Việc thu trước của người tiêu dùng 300 đồng/lít để tạo quỹ là nguyên nhân gây ra lạm phát thực tế và định kỳ điều chỉnh giá là nguyên nhân gây ra lạm phát kỳ vọng.

    Việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện nay chưa đảm bảo tính minh bạch, công khai, dẫn đến có sự phản ứng rất lớn của người dân trong công tác điều hành giá và thực hiện bình ổn giá xăng dầu.

    Mặt khác, theo Luật giá, có 11 mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá, trong khi chỉ có mặt hàng xăng dầu có Quỹ bình ổn giá là chưa phù hợp.

    Với phân tích như trên, đoàn giám sát "đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, xác định rõ lộ trình hoặc bãi bỏ ngay Quỹ bình ổn giá xăng dầu để mặt hàng xăng dầu cũng được quản lý giá như các mặt hàng khác theo Luật giá mà không cần quỹ bình ổn".


    Sông cạn nhưng ao hồ đầy nước

    [​IMG]


    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân - Ảnh: LÊ KIÊN


    Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, lần đầu tiên có một bản báo cáo tương đối đầy đủ về tình hình hoạt động của các quỹ ngoài ngân sách, cùng với đó là các phân tích, kiến nghị rất cụ thể.

    "Qua đây cho thấy vừa qua việc thành lập quỹ rất đa dạng, có quỹ được thực hiện từ thông báo ý kiến của Thủ tướng, có quỹ thành lập theo quyết định của một liên hiệp hội, có quỹ thành lập từ thông tư nào đó…

    Căn cứ pháp lý rất khác nhau khiến công tác quản lý như quy định về mô hình, chức năng nhiệm vụ cũng rất khác nhau, dẫn đến hoạt động của các quỹ phức tạp, không rõ ràng, thiếu thống nhất và chưa minh bạch" - Chủ tịch Quốc hội nhận xét, đồng thời cho rằng tình trạng "quá nhiều quỹ đã làm phân tán nguồn lực nhà nước".

    "Tôi nghĩ đến hình ảnh ngân sách nhà nước như dòng sông khô cạn, trong khi các quỹ tài chính thì như các ao, hồ vẫn còn nước", bà Ngân nói.

    Người đứng đầu Quốc hội cho rằng kiến nghị cần ban hành một văn bản pháp luật về quản lý quỹ là hoàn toàn đúng đắn. Bà cũng lưu ý từ nay về sau cần chấm dứt tư tưởng cứ mỗi khi ban hành một luật thì lại cho ra đời một quỹ.


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này