Công ty Thiết kế web

Đề nghị giữ nguồn thu kinh phí công đoàn 2%

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi test, 11/9/20.

  1. test

    test New Member

    Đề nghị giữ nguồn thu kinh phí công đoàn 2%
    Chiều 10-9, khai mạc phiên họp thứ 48, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn. Một trong những nội dung quan trọng được sửa đổi lần này liên quan đến việc hoàn thiện cơ chế tài chính công đoàn trong bối cảnh mới.

    Xin giữ nguồn thu 2%

    Tờ trình do Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang ký, thể hiện Luật Công đoàn năm 1957 và năm 1990 đều đã quy định về tài chính công đoàn. Kế đó, từ Điều 26 đến Điều 29 của Luật Công đoàn năm 2012 quy định cụ thể vấn đề tài chính, tài sản công đoàn. Trong đó, khoản 2 Điều 26 quy định: “Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động”.

    Cũng theo tờ trình, quá trình tổng kết, đánh giá thực hiện Luật Công đoàn năm 2012 cho thấy thu đoàn phí công đoàn chiếm 5%-27%, thu kinh phí công đoàn chiếm 57%-64%, các khoản thu khác chiếm 11%-16%, ngân sách nhà nước hỗ trợ chiếm khoảng 1%.

    Chi tài chính công đoàn chiếm tỉ trọng nhiều nhất tại cấp công đoàn cơ sở (chiếm 72% tổng chi); tại cấp quận, huyện chiếm 15%; tại cấp tỉnh, ngành chiếm 11%; tại tổng liên đoàn chiếm 2% tổng chi.

    “Tỉ trọng chi được tập trung cho công đoàn cơ sở sử dụng với mục đích chăm lo cho người lao động. Trong nội dung chi, trên 70% được dành để chăm lo phúc lợi cho đoàn viên và người lao động” - tờ trình khẳng định.

    Cạnh đó, tờ trình của Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cho rằng nguồn thu kinh phí công đoàn 2% cùng với các nguồn thu khác là cơ sở quan trọng để tổ chức công đoàn xây dựng được nguồn lực đủ mạnh, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Đảng giao phó, góp phần nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động, giảm gánh nặng cho Nhà nước trong bối cảnh nguồn lực của Nhà nước còn hạn chế. Đồng thời, chăm lo tốt hơn cho người lao động, tạo sự gắn kết lâu dài giữa người lao động với tổ chức công đoàn và doanh nghiệp…

    [​IMG]

    Công nhân làm việc tại một công ty may ở quận Tân Bình, TP.HCM. Ảnh: NGUYỆT NHI

    Công đoàn cấp trên sẽ phục vụ cấp dưới

    Trong bối cảnh cần phải tiếp tục “tạo điều kiện về nguồn lực đủ mạnh để bảo đảm hiệu quả các hoạt động đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, thu hút người lao động và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia Tổng LĐLĐ Việt Nam” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 06-NQ/TW, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng “việc tiếp tục giữ ổn định nguồn thu kinh phí công đoàn 2% là hết sức cần thiết”.

    Tuy nhiên, cũng theo tờ trình, “nhiều năm qua, việc nắm bắt và hiểu đúng cách thức thu, tỉ lệ phân chia tài chính công đoàn giữa các cấp công đoàn chưa tạo được sự lan tỏa rộng khắp, khiến nhiều tổ chức, cá nhân nhầm tưởng số kinh phí 2% chỉ nhằm để phục vụ cho công đoàn cấp trên cơ sở trở lên, có người hoài nghi về mục đích sử dụng nguồn kinh phí này”.

    “Để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa sự công khai, minh bạch trong việc sử dụng kinh phí công đoàn, đoàn phí, dự án luật cần bổ sung quy định về trích kinh phí cho các cấp công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở theo hướng công đoàn cấp trên phục vụ công đoàn cấp dưới, công đoàn cơ sở phục vụ đoàn viên công đoàn, người lao động” - tờ trình nêu rõ.

    Ngoài ra, theo tờ trình của Tổng LĐLĐ Việt Nam, trong bối cảnh Bộ luật Lao động năm 2019 đã cho phép thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ngoài hệ thống Công đoàn Việt Nam. Do vậy, vấn đề chia sẻ nguồn kinh phí công đoàn với tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp cần được xem xét.


    Hai phương án phân phối kinh phí công đoàn

    Theo dự thảo luật trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xây dựng hai phương án về phân phối kinh phí công đoàn. Cụ thể:

    Phương án 1:

    75% kinh phí công đoàn quy định tại khoản 2 Điều 26 được phân phối như sau:

    a) Tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chỉ có tổ chức công đoàn, công đoàn cơ sở được hưởng 100% số kinh phí nêu trên.

    b) Tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa có công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tạm giữ 100% số kinh phí nêu trên, thực hiện chi cho người lao động tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và hoàn trả cho công đoàn cơ sở khi được thành lập.

    c) Tại doanh nghiệp có tổ chức của người lao động thì tổ chức của người lao động được phân phối theo số thành viên trên số lao động thu được kinh phí công đoàn.

    Phương án 2:

    Ở những nơi đã có tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, kinh phí công đoàn quy định tại khoản 2 Điều 26 được phân phối cho các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.

    Ngoài ra, dự thảo cũng quy định “Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản của Công đoàn theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định pháp luật khác” và “Công đoàn Việt Nam thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật”.

    Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, điều này giúp “đảm bảo công khai, minh bạch hơn trong công tác quản lý, sử dụng tài sản, tài chính công đoàn”.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này