Cụ thể, trong cuộc gặp làm việc với các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) nhằm tháo gỡ các khó khăn cho thị trường, ông Phong sau khi nghe vướng mắc về nhà ở xã hội của doanh nghiệp đã truy vấn lãnh đạo Sở TN&MT, Sở QH-KT về công tác này. Chuyện nhỏ kéo dài cả năm trời Phản ánh với lãnh đạo TP, ông Lê Hữu Nghĩa (Giám đốc Công ty Lê Thành) chia sẻ khó khăn hy hữu khi công ty này lập thủ tục đầu tư một dự án nhà ở xã hội tại xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TP.HCM). Khu vực Công ty Lê Thành xin lập dự án được quy hoạch chức năng tối đa 15 tầng và mật độ xây dựng 30%. Thế nhưng hệ số sử dụng đất cơ quan chức năng chỉ cho 2 nên chủ đầu tư không làm được. Vì theo tính toán, nếu độ cao 15 tầng, mật độ xây dựng 30% thì hệ số sử dụng đất phải cho lên 4,5. Công ty Lê Thành đã có nhiều cuộc họp với các sở, ngành để xin tháo gỡ, thậm chí đề xuất làm thấp tầng hơn nhưng cũng không được. "Tôi lấy hệ số 2, trình làm 15 tầng thì nói sai quy hoạch. Chúng tôi lấy 4,5 rồi trình làm 5 tầng thì lại nói là không được, vì khu này quy hoạch cao tầng dẫn đến một năm rồi chưa có lối ra" - ông Nghĩa trình bày. Sau phần trình bày của ông Nghĩa, hội trường gồm hàng trăm đại biểu (doanh nghiệp BĐS, cơ quan sở, ngành...) rộ lên tiếng tranh luận. Lập tức, chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu Sở KH&ĐT báo cáo. Lãnh đạo TP.HCM nghe phần trình bày khó khăn của các doanh nghiệp BĐS. Ảnh: Kiên Cường Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Trung Anh (Phó Giám đốc Sở KH&ĐT) cho biết dự án này đúng là vướng về chỉ tiêu quy hoạch, phần này thuộc Sở QH-KT và đã có xin ý kiến của Sở QH-KT. "Chuyện nhỏ vậy mà kéo dài tới một năm trời, các sở làm việc như vậy sao? Chuyện này chỉ giải quyết trong một tuần thôi" - Chủ tịch TP Nguyễn Thành Phong gay gắt. Theo ông Phong, đúng hay sai chưa rõ nhưng phải có hướng dẫn cho doanh nghiệp. Đây là sự phối hợp giữa các sở, mà để kéo dài gây khó khăn cho doanh nghiệp. Tháng 3 sẽ gặp doanh nghiệp một lần nữa Liên quan đến khó khăn chung của doanh nghiệp BĐS, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho biết cần hoàn thiện 5 bước về mặt hành chính. Trong đó, đề nghị xem xét có thể cấp cho doanh nghiệp giấy phép xây dựng khởi công khi đã đủ điều kiện, còn tiền sử dụng đất có thể đóng khi bắt đầu bán sản phẩm (hiện nay, doanh nghiệp phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính - đóng tiền sử dụng đất thì mới triển khai các bước tiếp theo về dự án). Về vấn đề này, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng các khâu về thủ tục, hành chính sẽ rà soát lại quy trình nội bộ để đẩy nhanh hơn tiến trình dự án. Tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính các doanh nghiệp phải làm trước khi triển khai dự án là hợp lý. Đánh giá cao và cảm ơn Hiệp hội BĐS TP.HCM cũng như các doanh nghiệp đã gửi nhiều kiến nghị, nêu các khó khăn cần tháo gỡ cho TP, ông Phong yêu cầu các sở, ngành hữu quan có các biện pháp quyết liệt hơn để giải quyết bức xúc của doanh nghiệp. Ông Phong cho biết TP.HCM sẽ họp bàn, dự kiến 3 tháng gặp gỡ doanh nghiệp BĐS một lần nữa và đến 30-4 năm nay cơ bản sẽ giải quyết xong các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp đã gửi kiến nghị lên TP. Hơn 1.200 DN bất động sản 'chết lâm sàng' trong năm 2019 (PLO)- Năm 2019, các doanh nghiệp xây dựng cũng bị sụt giảm trên dưới 50% số lượng hợp đồng nhận thầu xây lắp, dẫn đến bị sụt giảm mạnh doanh thu và lợi nhuận. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .