Công ty Thiết kế web

Động lực đẩy mạnh nghiên cứu khoa học

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 26/7/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    [​IMG]
    Sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tìm hiểu sản phẩm sáng tạo tại triển lãm Sáng tạo trẻ Bách khoa 2019. Ảnh: NT


    Nỗ lực của các trường ĐH

    Nhìn trong danh sách khen thưởng có thể thấy khối trường kinh tế có số lượng bài báo quốc tế còn tương đối khiêm tốn so với các trường ĐH khối Khoa học tự nhiên. PGS.TS Đỗ Anh Tài – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (ĐH Thái Nguyên) chia sẻ trường có đóng góp 2 bài báo khoa học quốc tế trong tổng số 103 bài báo được Bộ GD&ĐT khen thưởng của ĐH Thái Nguyên.

    Con số không nhiều nhưng nhà trường vẫn rất tự hào bởi công bố một bài báo khoa học quốc tế trong lĩnh vực kinh tế - xã hội không hề dễ dàng. “Lĩnh vực kinh tế - xã hội khó đăng bài hơn lĩnh vực khác vì lượng kiến thức phải rất nhiều, còn liên quan đến thực tế kinh tế Việt Nam. Khi kinh tế của ta chưa phát triển thì cũng khó để quốc tế học hỏi, theo đó khi tiến hành nghiên cứu, viết bài sẽ khó hơn. Có được 2 bài báo khoa học quốc tế với chúng tôi là con số rất đáng quý!” – PGS Đỗ Anh Tài chia sẻ

    Các trường ĐH đều xây dựng chính sách dành sự ưu tiên, hỗ trợ hoạt động NCKH trong nhà trường. Như Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (ĐH Thái Nguyên) thưởng bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế ở danh mục của ISI từ 35 triệu đồng trở lên. Trường ĐH Tây Bắc có cơ chế ưu tiên cho những nghiên cứu cơ bản, thưởng 15 – 20 triệu đồng cho một bài báo tùy theo cấp độ.

    Còn TS Đoàn Đức Lân – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tây Bắc, đơn vị có 4 bài báo khoa học quốc tế được Bộ GD&ĐT khen thưởng cho biết, đây là thành quả của các nhóm nghiên cứu cơ bản. Thực tế về chuyên môn nghiên cứu chuyên sâu giảng viên của Trường ĐH Tây Bắc không thua kém các trường ĐH khác, nhưng khó khăn về tiếng Anh vẫn là một rào cản để công bố quốc tế. Không có ngoại ngữ, việc hợp tác nghiên cứu, phối hợp với các nhà khoa học quốc tế sẽ khó.

    Lãnh đạo Trường ĐH Tây Bắc chia sẻ bí quyết để một trường ĐH ở khu vực miền núi khó khăn vẫn khẳng định khả năng NCKH, đó là có định hướng, có sự ưu tiên với các công bố quốc tế. Cụ thể: Ưu tiên trong thưởng, bố trí nguồn ngân sách nghiên cứu... Bên cạnh đó, trường tăng cường hợp tác quốc tế để có sự phối hợp với các nhà khoa học quốc tế để việc công bố thuận lợi hơn.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa

    Mục tiêu hình thành nhóm nghiên cứu quốc tế

    Lãnh đạo các nhà trường ĐH được Bộ GD&ĐT khen thưởng bài báo được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín đều nhận định việc khen thưởng này đã tạo ra động lực không nhỏ cho các nhà trường, thể hiện sự quan tâm, vinh danh các nhà khoa học trường ĐH. “Trường ĐH Tây Bắc nhìn vào các con số này để thấy tự tin, động viên các nhóm nghiên cứu làm tốt hơn nữa” – TS Đoàn Đức Lân chia sẻ.

    Còn PGS Đỗ Anh Tài bày tỏ việc khen thưởng và vinh danh của Bộ GD&ĐT là lời động viên hữu hiệu. Các nhà trường, các nhà khoa học xác định NCKH là một trong những nhiệm vụ, là thành quả của đam mê nghiên cứu chuyên sâu trong nghề nghiệp. Về mặt kiểm định chất lượng trường ĐH, số lượng các bài báo khoa học quốc tế cũng là một trong những tiêu chí để nói chất lượng đào tạo của trường đang được nâng lên.

    Mục tiêu hướng đến của các trường ĐH là sẽ có nhiều bài báo công bố quốc tế hơn nữa, đặc biệt là hình thành nhóm nghiên cứu hợp tác với các đối tác nước ngoài để cùng nhau nghiên cứu, theo đó việc công bố được thuận lợi. Được biết, từ 2012 – 2017, trong 5 năm, Trường ĐH Tây Bắc công bố hơn 50 bài báo khoa học quốc tế, bình quân mỗi năm được 5 bài.

    Trường đề ra mục tiêu năm tới được 6 – 7 bài báo khoa học quốc tế không chỉ tập trung cho một vài nhóm mà nhân rộng ra các nhóm khác nhau để nhiều chuyên ngành khác nhau có công bố quốc tế, đầu tư nghiên cứu ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng GD vùng miền cho SV dân tộc thiểu số, phát triển bền vững kinh tế - xã hội tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa… vùng Tây Bắc.


    Hơn 6 tỷ đồng thưởng các bài báo khoa học quốc tế



    Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đứng đầu danh sách khen thưởng với 315 bài báo, xếp thứ hai là ĐH Huế với 195 bài báo, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 129 bài báo… Các trường khối ngành kinh tế có số bài báo ít hơn là Trường ĐH Kinh tế Quốc dân: 17 bài; Trường ĐH Ngoại thương: 4 bài; Trường ĐH Thương mại: 3 bài…

    Tổng kinh phí dành cho xét thưởng là 6,185 tỷ đồng, lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ năm 2019 của Bộ GD&ĐT. Mức thưởng tối thiểu cho 1 bài báo là 2 triệu đồng. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhận số tiền thưởng cao nhất - hơn 1,1 tỷ đồng. Trường ĐH Hà Nội nhận mức thưởng khiêm tốn: 7 triệu đồng cho 2 bài báo.


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này