Công ty Thiết kế web

Đưa sách vào trong trường: Nhiều cách làm hiệu quả

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 25/4/20.

  1. mccadword

    mccadword Member

    [​IMG]


    Nâng cấp thư viện

    Đưa vào sử dụng từ năm học 2018 - 2019, thư viện của Trường THPT Marie Curie (Quận 3) được thiết kế với không gian thoáng mát, đầu sách phong phú, tạo cảm giác thân thiện, thoải mái cho học sinh “check-in” để học tập, đọc sách… Thư viện được trang bị rất nhiều đầu sách với các thể loại như văn hóa, nghiên cứu, sách khoa học, sách giáo khoa, báo chí… và liên tục được cập nhật các đầu sách mới giới thiệu đến GV, HS.

    Thư viện được thiết kế với không gian mở, HS có thể lựa chọn ngồi học theo nhóm và còn được trang bị máy chiếu để có thể thuyết trình hay học các chuyên đề theo lớp. Các thủ tục mượn sách cũng rất đơn giản. Em Bùi Quang Vinh, HS lớp 10A3 chia sẻ: “Em và các bạn thường tới thư viện để đọc sách, học tập. Thư viện có đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị hiện đại, không gian thoải mái. Ngoài ra, việc mượn sách tại đây rất nhanh chóng, thuận tiện và thủ thư rất thân thiện”.

    Bên cạnh nâng cấp, cải thiện thư viện, nhiều trường học tại TPHCM cũng đã đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu của trường như Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1), Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Quận 4), Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10)…

    “Để tạo thói quen đọc sách cho trò, mỗi tuần trường đưa vào thời khóa biểu một tiết đọc sách. Nhà trường chọn bộ sách về hạt giống tâm hồn để các em lựa chọn, viết cảm nhận, chia sẻ… về thông điệp, giá trị mà cuốn sách mang lại. Ngoài ra, để các em dễ dàng trong việc tìm sách, ngoài thư viện, trường cũng bố trí các kệ sách lưu động ở các hành lang”, thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du chia sẻ.

    Tại Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (quận Thủ Đức), thư viện của trường đã đầu tư đến khoảng 10.000 đầu sách, chuẩn bị thêm một phòng nhỏ gồm các máy tính nối mạng đặt trong thư viện để tiện cho tra cứu tài liệu. Thư viện còn phát động phong trào đọc sách, viết cảm nhận về sách theo chủ đề mỗi tháng.


    “Chúng tôi phát động cho HS trong toàn trường, khuyến khích các em tham gia đọc sách và viết cảm nhận. Các em có thể lên thư viện mượn sách đọc, tìm hiểu sau đó gửi bài của mình về thư viện. Ban giám khảo là các thầy cô sẽ chọn ra 10 bài xuất sắc của từng chủ đề. Sau mỗi tháng, HS sẽ nhận được những món quà của thư viện và được tuyên dương…”, cô Trần Hạnh Hiếu, thủ thư Trường THPT Nguyễn Hữu Huân cho biết.


    Cần nhiều “sứ giả”

    Hơn ba năm gắn bó với vị trí thủ thư Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1), cô Phan Thị Thu Thủy luôn được học trò yêu quý vì luôn tạo ra không gian đọc thoải mái, sáng tạo và thu hút. Tại đây, những dụng cụ trang trí chủ yếu làm từ đồ tái chế. “Bản thân là một thủ thư mà cả ngày không thấy em học sinh nào ghé thư viện thì sẽ rất buồn, chính vì vậy, trang trí làm sao để học trò thích thú và ghé thư viện thường xuyên là điều vô cùng quan trọng”, cô Thủy cho biết.

    Trước cửa thư viện, cô Thủy tận dụng góc hành lang bé xíu dựng “góc tư duy”. Được biết, sau lần lắng nghe học trò tâm sự về câu hỏi tư duy trong kỳ thi đánh giá năng lực, cô Thủy quyết tâm đặt ngay trước thư viện một góc nhỏ, mỗi tuần sẽ có một số câu hỏi bất kỳ về tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Các em tham gia bằng cách viết đáp án và bỏ vào hòm thư. Những em có nhiều đáp án đúng nhất trong vòng một tuần, sáng thứ Hai sẽ được tuyên dương trước cờ và được tặng kèm phần quà.

    “Những câu hỏi ở góc tư duy lại có trong các cuốn sách của thư viện, để trả lời được những câu hỏi, các em sẽ tìm sách đọc, cứ như vậy, khả năng tư duy và văn hóa đọc dần hình thành”, cô Thủy cho biết thêm.

    Ngoài ra, thư viện Trường THPT Bùi Thị Xuân còn mở rộng không gian đọc bằng góc thư viện xanh ngay sân trường. Để sách trở nên gần gũi hơn, ngay từ những ngày đầu, ở bộ môn Ngữ văn, các em đã hình thành thói quen đọc sách thông qua các tiết đọc sách tại lớp. Sau khi đọc xong, mỗi em sẽ gửi lại giáo viên bài cảm nhận về cuốn sách đã đọc. Điều này giúp các em đi sâu vào giá trị từng đầu sách và những triết lý bổ ích mà tác giả muốn truyền tải.

    Qua những hoạt động trên, nhà trường giúp các em hiểu rằng thư viện không đơn thuần chỉ là những kệ sách. Đến thư viện, các em quen thêm nhiều bạn mới, rèn luyện tư duy, bổ sung kiến thức và cùng nhau khám phá những điều mới lạ, qua đó, nuôi dưỡng văn hóa đọc.


    Hàng năm, Sở GD&ĐT TPHCM đều tổ chức cuộc thi Lớn lên cùng sách cấp TP với nhiều hoạt động hấp dẫn, ý nghĩa. Theo ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng GD Trung học Sở GD&ĐT, cuộc thi nhằm hướng đến sự trưởng thành của học sinh qua quá trình đọc sách, sự phát triển bền vững của thói quen đọc sách và kỹ năng đọc ở HS, sự lan tỏa của niềm đam mê đọc sách và văn hóa đọc trong môi trường học đường. Từ hội thi, giúp các em có được tình yêu và sự quan tâm đối với sách, có phương pháp, kỹ năng đọc sách, có thói quen đọc sách mỗi ngày, đưa việc đọc sách trở thành văn hóa đọc. Qua quá trình đọc sách, HS có sự thay đổi tốt đẹp về tâm hồn, kiến thức và tư duy, kỹ năng sống, nâng cao tinh thần tự học, sáng tạo, biết vận dụng vào thực tiễn những kiến thức đã học.


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này