Công ty Thiết kế web

Dựng pháo đài thép bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi test, 14/3/20.

  1. test

    test New Member

    Dựng pháo đài thép bảo vệ chủ quyền Tổ quốc
    Đã hơn 32 năm trôi qua, mỗi khi nhắc tới sự kiện Gạc Ma (14-3-1988), Anh hùng lực lượng vũ trang, Đại tá Vũ Huy Lễ (nay đã 70 tuổi), nguyên thuyền trưởng tàu HQ505 và những người lính của ông vẫn bồi hồi nhớ tới những giây phút chiến đấu hào hùng bảo vệ cụm Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao ngày đó.

    Sẵn sàng chiến đấu

    Ông Bùi Văn Biên, Xã đội trưởng xã Tân Dương, là một trong hơn 40 cán bộ, chiến sĩ trên tàu HQ505 tham gia cuộc chiến 32 năm trước.

    Ông Biên được huấn luyện pháo thủ rồi biên chế về tàu HQ505 làm hậu cần trên tàu. Đây là tàu vận tải loại tàu há mồm, trọng tải khoảng 1.000 tấn.

    Cuối năm 1987, tàu của ông chở xi măng từ Hải Phòng đi Cam Ranh. Theo kế hoạch, sau khi bốc hàng xuống, tàu sẽ chở lương thực, thực phẩm về Hải Phòng. Tuy nhiên, trước ngày nhổ neo, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ nhận được lệnh tàu sẽ đi Trường Sa làm nhiệm vụ.

    Sau khi bốc lương thực, thực phẩm, vật tư trang bị, sáng 26 tết, tàu HQ505 nhổ neo trực chỉ Trường Sa. Hơn bốn ngày sau, đúng đêm giao thừa, tàu tới Đá Lớn, cán bộ, chiến sĩ đón năm mới ngay trên con tàu lênh đênh giữa biển.

    Hơn một tháng ở Đá Lớn, ngày 13-3-1988, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ nhận lệnh khu vực bãi ngầm Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin cần tiếp vật tư, nhu yếu phẩm cho bộ đội xây dựng công trình. HQ505 còn có nhiệm vụ bảo vệ bãi ngầm Cô Lin.

    Ngay buổi trưa, HQ505 rời Đá Lớn, khoảng 16 giờ chiều tàu đến bãi đá Cô Lin. Cùng thời điểm này, hai con tàu HQ604 chở bộ đội công binh cũng tiến về bãi ngầm Gạc Ma, HQ605 tiếp cận bãi Len Đao.

    Ngay khi HQ505 tiếp cận Cô Lin, một nhóm tàu chiến Trung Quốc xuất hiện tiến hành các hành động khiêu khích. Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ quán triệt anh em rằng tàu Trung Quốc khiêu khích như vậy khả năng sẽ có vấn đề, anh em chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chiến đấu.

    “Thuyền trưởng đưa ra các phương án sẵn sàng, nếu ông hy sinh, thuyền phó sẽ thay ông chỉ huy” - ông Biên nhớ lại.

    Trong đêm, thuyền trưởng ra lệnh cho hai tiểu đội dùng xuồng tiến vào bãi đá Cô Lin cắm cờ xác lập chủ quyền của Tổ quốc.

    [​IMG]

    Đại tá Vũ Huy Lễ, Anh hùng lực lượng vũ trang, thuyền trưởng tàu HQ505 (bìa trái), trong một lần kỷ niệm trận chiến Gạc Ma năm 1988. Ảnh: PV

    [​IMG]

    Tàu HQ 505 đã lao lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc vào ngày 14-3-1988. Ảnh: Tư liệu

    Pháo đài thép giữa biển khơi

    Ông Nguyễn Văn Thiếu (quê xã Quốc Tuấn, huyện An Dương, Hải Phòng) ngày ấy là thợ máy trên tàu HQ505. Trong đêm 13-3-1988, ông là một trong những người được giao nhiệm vụ cắm cờ xác lập chủ quyền trên đảo Cô Lin. Đêm ấy, nhóm ông Thiếu đã cắm được hai lá cờ Tổ quốc trên Cô Lin. Rạng sáng, khi hai lá cờ Tổ quốc bay phần phật giữa biển trời, nhóm ông Thiếu đã trở về tàu.

    Hơn 7 giờ sáng 14-3-1988, lúc này ông Biên đang trên boong tàu nấu bữa cơm sáng cho các cán bộ, chiến sĩ, bỗng nghe thấy những tiếng nổ đùng đùng. Hướng mắt về nơi đó, nhóm tàu chiến Trung Quốc chia hai mũi tấn công tàu vận tải HQ604 ở Gạc Ma và HQ605 ở Len Đao.


    Không bao giờ quên Gạc Ma

    Nhắc lại trận chiến năm xưa, vị thuyền trưởng con tàu anh hùng HQ505 - Đại tá Vũ Huy Lễ chia sẻ: “Chúng tôi muốn các thế hệ mai sau không bao giờ quên ngày 14-3-1988, không bao giờ quên những người đã ngã xuống vì quê hương, không bao giờ quên Gạc Ma, một phần máu thịt của Tổ quốc”.

    Từ trên tàu HQ505, mọi người nhìn thấy đạn pháo từ tàu khu trục địch nổ liên tiếp về phía HQ604. Tàu HQ604 trúng pháo bốc khói, chìm dần. Sau khi bắn hạ HQ604, tàu địch quay mũi hướng về phía HQ505 liên tiếp nã pháo. Tàu HQ505 nhổ neo, nổ máy, tất cả vào vị trí sẵn sàng đưa tàu tiến vào Cô Lin theo mệnh lệnh của thuyền trưởng.

    Tàu khu trục của địch tiến tới, liên tục nã pháo 85 vào tàu HQ505 tạo nên những cột nước tung bọt trắng xóa. Một viên đạn pháo của địch bắn vào mạn phải tàu HQ505, trúng buồng vô tuyến điện, khiến sĩ quan thông tin bị thương vào đùi. Hệ thống thông tin vô tuyến, hệ thống lái tàu bị phá hủy tê liệt hoàn toàn.

    “Nếu tiếp tục trúng đạn pháo, tàu HQ505 sẽ chìm trên vùng biển sâu này, hơn 40 cán bộ, chiến sĩ cũng sẽ hy sinh” - thuyền trưởng Vũ Huy Lễ nhớ lại.

    Trên đài chỉ huy, ông Lễ hét lên ra lệnh cho mọi người bằng mọi giá đưa tàu vào bãi đá Cô Lin. “Chỉ có tiến lên bãi đá mới giữ cho tàu không chìm, mới giữ được chủ quyền Tổ quốc ở đây” - ông Lễ nói. Ông ra lệnh thợ máy chạy một máy tiến, một máy lùi, dùng máy điều khiển tàu thay cho hệ thống lái đã tê liệt. Mặc kệ đạn pháo địch tấn công không ngừng, tàu HQ505 từ từ quay mũi hướng về phía bãi đá Cô Lin. Thuyền trưởng ra lệnh cho tàu chạy hết tốc lực. Con tàu vận tải lừng lững tiến lên rồi ủi thẳng mũi lên bãi đá ngầm Cô Lin.

    Tàu địch vẫn tiếp tục nã pháo về tàu HQ 505. Tàu trúng thêm vài viên đạn pháo, vài chỗ bốc cháy nhưng vẫn sừng sững như một pháo đài giữa biển. Sau nhiều đợt tấn công không thể đẩy được HQ505 ra khỏi bãi Cô Lin, gần 9 giờ sáng 14-3-1988, tàu của Trung Quốc mới dừng nã pháo, rút đi. Thuyền trưởng hạ lệnh cho nhóm ông Biên, ông Thiếu chạy xuồng sang bãi Gạc Ma cứu các đồng đội tàu HQ604 đang nổi trên mặt biển. Cán bộ, chiến sĩ tàu HQ505 hoàn thành sứ mệnh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc nhưng trong trận đánh này, 64 đồng đội của họ ở Gạc Ma đã hy sinh.


    Vui buồn có nhau

    Sau trận chiến ở Trường Sa, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, tiếp tục con đường binh nghiệp. Hơn 20 năm trước, ông nghỉ hưu với quân hàm đại tá, về sinh sống cùng gia đình tại làng hoa Đằng Hải, quận Hải An. Sau lần tai biến cách nay mấy năm, ông đã phục hồi khá nhiều, hằng ngày ông làm vườn chăm bón cây cảnh, chiều đạp xe tập thể dục.

    Gần chục năm trước, ông Lễ đã cùng đồng đội cũ thành lập chi hội tàu HQ505. Hằng năm, cứ tới dịp 14-3, ông lại cùng đồng đội cũ ôn lại truyền thống của những người lính quả cảm. Những người lính dưới quyền ông, nhiều người sau đó đã trở về cuộc sống đời thường. Ông Bùi Văn Biên, người lính hậu cần trên tàu HQ 05, đã phục viên năm 1990. Trở về địa phương, ông Biên tiếp tục tham gia công tác tại xã, trở thành chỉ huy trưởng quân sự của xã Tân Dương từ năm 2004 tới nay. Ông Đàm Xuyên, người thợ máy năm xưa, tiếp tục học lấy bằng thợ máy, giờ vẫn làm thợ máy tàu vận tải chạy tuyến Bắc-Nam.

    Sau trận chiến ở Trường Sa năm 1988, thợ máy Nguyễn Văn Thiếu trở về quê nhà ở xã Quốc Tuấn, huyện An Dương, Hải Phòng xây dựng gia đình. Cuộc sống khó khăn, ông phải đi làm phụ hồ lo cho cuộc sống gia đình. Gần chục năm trước, khi sức khỏe có phần yếu đi, ông Thiếu xin làm bảo vệ cho một doanh nghiệp ở gần nhà.

    Trong số cựu binh trên con tàu HQ505, ông Bùi Văn Thanh (53 tuổi), người lính cơ điện năm xưa, trở về quê nhà ở xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng không may mắc căn bệnh cột sống. Hơn 10 năm nay ông sống trong bệnh tật, cuộc sống gia đình đều trông cậy vào người vợ tần tảo chăm lo. Năm ngoái, những đồng đội tàu HQ505 đã mua tặng ông một chiếc xe lăn giúp ông có phương tiện di chuyển.

    Ông Thanh cho biết mặc dù bản thân bệnh tật nhưng mỗi khi đồng đội có việc, các ông lại tụ nhau tới giúp đỡ chung vui. “Tình cảm đồng đội vô cùng trân quý đã động viên tinh thần cho tôi rất nhiều trong cuộc sống” - ông Thanh nói.

    Dịp 14-3 năm nay, theo kế hoạch, các ông sẽ tụ họp ôn lại truyền thống. Nhưng do dịch bệnh, năm nay những người lính tàu HQ505 quyết định không tổ chức gặp mặt.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này