Công ty Thiết kế web

GD đạo đức học sinh - địa phương sẵn sàng vào cuộc

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 9/9/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    Khắc phục tình trạng “nặng dạy chữ, nhẹ dạy người”
    Trong năm học vừa qua, liên tiếp các vụ bạo lực học đường xảy ra tại nhiều địa phương trong cả nước đã gây bức xúc trong xã hội. Để xảy ra tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như tác động của internet, mạng xã hội... Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản vẫn từ phía gia đình và nhà trường.

    Ở góc độ gia đình, phẩm chất, lối sống của phụ huynh tác động rất lớn đến con cái. Mọi hành vi, cử chỉ, thái độ, tình cảm của cha mẹ đều tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Bên cạnh đó, còn tình trạng gia đình “khoán trắng” việc giáo dục con cái cho nhà trường...

    Về phía nhà trường, vẫn còn phổ biến tình trạng giáo dục “nặng dạy chữ, nhẹ dạy người”. Chương trình, nội dung giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, giáo dục kỹ năng sống còn nhiều bất cập, chưa phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi và nhận thức của HS, chậm đổi mới về nội dung và phương pháp giáo dục, nhất là chưa quan tâm đúng mức giáo dục kỹ năng sống.

    Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HSSV chưa thật sự hiệu quả. Đặc biệt, chưa phát huy được vai trò của cha mẹ HS trong việc phát hiện, phối hợp với nhà trường để giáo dục các HS cá biệt, có biểu hiện khác thường, cần được hỗ trợ và can thiệp sớm.

    Ngành cũng chú trọng công tác xây dựng kỷ cương, nề nếp, dân chủ trong trường học và tạo môi trường để HSSV rèn luyện, phấn đấu. Duy trì việc hát Quốc ca trong lễ chào cờ, phân công HSSV trực tiếp, thường xuyên tham gia trực nhật lớp, lao động, làm đẹp cảnh quan khuôn viên nhà trường. - Ông Bùi Văn Linh

    Ông Bùi Văn Linh- Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) cho biết: Năm học 2019-2020, Bộ GD&ĐT đã đề ra nhiệm vụ chung cho toàn ngành là nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HSSV. Chú trọng xây dựng văn hóa trường học, môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện...

    Ngành giáo dục sẽ tăng cường các điều kiện đảm bảo thực hiện tốt công tác này như nhân lực, cơ sở vật chất, tài liệu thực hành. Hướng dẫn HSSV tham gia chuyên mục “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa”, khuyến khích cán bộ, nhà giáo, HSSV xây dựng các bài giảng, video clip, hình ảnh, bài viết về giáo dục đạo đức, lối sống phù hợp với từng cấp học, trình độ.

    [​IMG]

    Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho HSSV là công việc rất quan trọng của ngành GD.

    Các địa phương sẵn sàng vào cuộc

    Đánh giá về những tồn tại của ngành Giáo dục Thủ đô trong năm học vừa qua, ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng: Việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HS chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, còn một bộ phận HS vi phạm đạo đức. Ở một số nơi còn để xảy ra hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo, thiếu trách nhiệm trong chăm sóc, giáo dục HS, khiến phụ huynh chưa yên tâm.

    Vì vậy, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học mới, lãnh đạo ngành đã trực tiếp nhắc nhở, chấn chỉnh, yêu cầu các phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường có giải pháp cụ thể, quyết tâm khắc phục căn bản những vấn đề còn tồn tại để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, tạo niềm tin cho nhân dân.

    Ông Đỗ Văn Lợi - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết: Nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD-ĐT Hải Phòng trong năm học này là tăng cường hiệu quả công tác giáo dục đạo đưc lối sống, kĩ năng sống cho HSSV. Chú trọng xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện.

    Sở sẽ sớm triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học, các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho HS. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy gắn với các hoạt động giáo dục bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Phát huy hiệu quả các hoạt động Đoàn, Hội, Đội trong trường học.


    Những giải pháp mà ngành GD-ĐT Hưng Yên đề ra trong năm học tới là tăng cường công tác phối hợp và thường xuyên trao đổi thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý, giáo dục HS. Xây dựng cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện và giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS.


    Khẳng định ngành GD-ĐT Hưng Yên sẽ chú trọng xây dựng môi trường văn hóa học đường ngày càng tốt đẹp trong năm học tới, ông Nguyễn Văn Phê - Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên nhấn mạnh: Các trường học trong tỉnh sẽ tăng cường giáo dục đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo, phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong việc giáo dục, rèn luyện HS; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, kỷ cương.

    Còn tại Quảng Ninh, bà Vũ Liên Oanh - Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ninh chia sẻ: Trong hoạt động dạy học, phải coi trọng việc đạo đức lối sống cho HSSV song song với việc dạy văn hóa. Mỗi cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên phải gương mẫu trong rèn luyện phẩm chất nhà giáo, nêu gương cho HS từ những việc nhỏ nhất..

    Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng. Bởi vậy, cha mẹ học sinh cần luôn tin tưởng, tôn trọng, có sự quan tâm sát sao và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để cùng giáo dục HS.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này