Công ty Thiết kế web

Giải mã nguyên nhân smartphone tầm trung không xài chip cao cấp đời cũ

Thảo luận trong 'Điện thoại - Máy tính bảng - Laptop - PC' bắt đầu bởi anhvankiet_262, 1/2/19.

  1. anhvankiet_262

    anhvankiet_262 Active Member

    https://hauionline.edu.vn

    [​IMG]

    Nhiều bạn thắc mắc tại sao các hãng di động không trang bị chip cao cấp đời cũ năm ngoái cho smartphone tầm trung năm nay. Như thế sẽ được lòng người dùng và hút khách hơn? Ngày hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân nhé!


    Trước hết hãy lấy Moto X4 làm ví dụ, đây là chiếc smartphone có giá tầm trung 399 USD (khoảng 9 triệu đồng) và sử dụng chip Snapdragon 630 của Qualcomm.

    Tại sao nó không xài chip Snapdragon 820 (chip cao cấp năm 2015) hoặc Snapdragon 821 (chip cao cấp năm 2016) mà lại được trang bị chip tầm trung đời 2017?

    Moto X4
    Ai cũng biết, hiệu năng của Snapdragon 821 là hơn hẳn Snapdragon 630, và nó còn hỗ trợ chơi game nặng cũng như VR nhỉnh hơn. Tuy nhiên, để làm ra một chiếc smartphone tuyệt vời, một con chip tốt là chưa đủ.

    Và theo đó, trang Android Central đã lý lý giải vấn đề này theo 4 nguyên nhân như sau:

    1. Chip đời 2017 có rất nhiều cải tiến đáng kể


    Lý do quan trọng nhất khiến các nhà sản xuất smartphone như Lenovo hay Motorola không dùng chip cao cấp đời 2015 là vì họ đang bán smartphone vào thời điểm gần cuối năm 2017.

    Snapdragon 630 sử dụng mô đun X12, tương tự như chip Snapdragon 820, vậy thì tất nhiên nó có khả năng kết nối LTE tốc độ tới 600 Mbps, băng thông tải xuống tối đa là 603 Mbit/s (LTE Cat 12), băng thông tải lên tối đa là 153 Mbit/s (LTE Cat 13) và hỗ trợ công nghệ 256-QAM.

    Thông tin về chip Snapdragon 630
    Tốc độ LTE phổ biến trên thế giới hiện nay là 200-250 Mbps và sẽ được các nhà mạng nâng cấp thêm trong tương lai. Nói cách khác, khả năng kết nối LTE của Snadragon 630 không kém gì các loại chip cao cấp.

    Bên cạnh đó, Snapdragon 630 cũng hỗ trợ công nghệ đa ăng-ten 2x2 MU-MIMO 802.11ac Wi-Fi, giúp khả năng kết nối Wifi không bị ảnh hưởng dù vật cản có là bức tường cũng không nhằm nhò gì.

    So với các chip trong dòng Snapdragon series 600 của Qualcomm, khả năng kết nối wifi của Snapdragon 630 đã được tăng gấp đôi.


    Ngoài ra, Snapdragon 630 còn được tích hợp nhiều công nghệ mới và có thể Snapdragon 821 không có. Chẳng hạn như Bluetooth 5 - trợ thủ đắc lực cho Internet of Things hay công nghệ TruSignal cho phép gộp mạng và ăng-ten tự tương thích với độ mạnh yếu của tín hiệu.

    Thậm chí, con chip tầm trung 2017 này còn được hỗ trợ bởi các hệ thống định vị mới như QZSS, SBAS. Điều đó giúp các thiết bị sử dụng chip này tìm kiếm vị trí trên bản đồ nhanh hơn và chính xác hơn rất nhiều.

    2. Chip mới hội tụ nhiều tính năng mới


    Qualcomm đã trang bị cho Snapdragon 630 những công nghệ mới nhất như sạc nhanh Quick Charge 4.0, hỗ trợ USB Type-C và USB 3.1. Từ đó, nó có khả năng kết nối dữ liệu nhanh hơn và khả năng sạc nhanh tốt hơn hẳn Snapdragon 821 (chỉ hỗ trợ Quick Charge 3.0).

    Chưa hết, bộ hỗ trợ cảm biến All-Ways Aware của Qualcomm cũng giúp Snapdragon 630 tiết kiệm điện năng hơn khi sử dụng các cảm biến trên smartphone như cảm biến con quay hồi chuyển.


    Khả năng hỗ trợ bảo mật sinh trắc học đã cũng được nâng cấp cho Snapdragon 630, khi nó cho phép bảo mật mống mắt và khuôn mặt chính xác và nhanh hơn.

    Và thêm một ưu điểm cũng không kém phần quan trọng đó là khả năng hỗ trợ camera. Nhờ hỗ trợ công nghệ Spectra ISP (image signal processor - bộ xử lý tín hiệu hình ảnh) thế hệ thứ 2 nên các sản phẩm dùng chip này có thể cải thiện chất lượng ảnh chụp, độ tự nhiên cho màu da cũng như chụp đẹp hơn trong điều kiện thiếu sáng, đặc biệt là hỗ trợ rất tốt cho dòng máy xài camera kép.

    Khi xét về hiệu suất, Snapdragon 630 còn có tốc độ xung nhịp của CPU và khả năng xử lý 3D của GPU tốt hơn so với các chip Snapdragon series 600 trước đây.

    Tuy nhiên, nếu bạn nói Qualcomm làm chip tầm trung trong năm nay tốt hơn năm ngoái, điều đó đúng nhưng chưa đủ. Sự thật là chip tầm trung Snapdragon 630 trong năm nay còn tốt hơn cả chip cao cấp Snapdragon 821 hồi năm ngoái.

    3. Đảm bảo việc cập nhật thiết bị

    Nếu smartphone bạn mua dùng chip đời mới nhất thì cơ hội được cập nhật Android mới nhất từ Google sẽ rất cao
    Thường thì Qualcomm chỉ hỗ trợ chip của họ trong một thời gian hữu hạn. Đồng nghĩa với việc một con chip tầm trung trong năm 2017 sẽ nhận được cập nhật lâu hơn so với một con chip cao cấp trong năm 2016.

    Tất nhiên, việc có chấp nhận cập nhật hay không hoàn toàn là quyền của nhà sản xuất. Tuy nhiên, những cập nhật này rất quan trọng vì Qualcomm và các đối tác sản xuất chip khác như Broadcom sẽ cung cấp những nâng cấp và cải tiến để giúp thiết bị của bạn sẵn sàng cho việc nâng cấp lên nền tảng Android mới.

    Google đã thỏa thuận với Qualcomm và các hãng làm chip khác về việc cập nhật thông qua một dự án có tên là Project Trebled được ký kết vào hồi đầu năm nay.

    4. Giá thành dễ chịu đối với nhà sản xuất và người dùng


    Hầu hết các hãng di động đều chọn chip tầm trung cho smartphone tầm trung của họ, thay vì loại chip cao cấp đời cũ của năm ngoái hoặc năm trước đó nữa.

    Bởi vì họ biết, dù có trang bị dòng chip Snapdragon series 800 cao cấp cho smartphone tầm trung cũng chỉ phí thêm tiền bản quyền sử dụng công nghệ mới của Qualcomm.


    Nếu nói một cách thẳng thắn, nếu trang bị những tính năng cao cấp cho smartphone tầm trung, ai sẽ tiếp tục chi tiền mua máy cao cấp?

    Cứ nhìn vào Snapdragon series 600 và 400 giá rẻ hơn sẽ thấy, những con chip này vẫn có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu của người dùng. Đã vậy, dù một năm trôi qua, giá của Snapdragon 821 vẫn đắt hơn so với Snapdragon 630.

    Như vậy, thông qua bài viết trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc của các bạn về việc "tại sao các hãng di động không dùng chip cao cấp đời cũ cho smartphone tầm trung" rồi nhé! Có gì thắc mắc hãy comment trao đổi với mình và mọi người.

    Xem thêm:

    • Bất ngờ khi đây là chip RỒNG phổ biến nhất của Qualcomm trong quý 2/2017
    • Những công nghệ mà Qualcomm mang đến cho thiết bị Android
     

trang này