Các hình ảnh chụp voi bằng vệ tinh là giải pháp thay thế hiệu quả cho cách đếm thủ công trước đây vốn nhiều khó khăn và tốn kém. Chúng ta thường nhắc đến kim tự tháp hay Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc như những địa danh nổi tiếng có thể nhìn thấy từ không gian. Còn với những vật nhỏ hơn nhiều như voi, người ta vẫn có thể quan sát chúng từ vũ trụ với sự trợ giúp của công nghệ. Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oxford và Đại học Bath ở Anh đã phát triển phương pháp đếm voi châu Phi bằng hình ảnh từ vệ tinh Maxar. Cách làm này mở ra phương pháp mới để theo dõi các loài động vật dễ bị tổn thương, có nguy cơ tuyệt chủng. “Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã sử dụng thành công camera vệ tinh kết hợp với mô hình học sâu (deep learning) để đếm động vật trong các cảnh quan địa lý phức tạp", người phát ngôn Đại học Bath cho biết. Hình ảnh voi chụp bằng vệ tinh là giải pháp thay thế hiệu quả cho cách đếm voi bằng người ngồi trên máy bay vốn nhiều khó khăn và tốn kém trước đây. Phương pháp không gian mới có độ chính xác tương đương khả năng phát hiện thủ công của con người. Ngoài ra, vệ tinh cũng có thể dễ dàng kiểm soát lượng lớn bề mặt Trái Đất. Các nhà nghiên cứu từng sử dụng vệ tinh cho các dự án giám sát động vật hoang dã trước đây, như dự án xác định vị trí đàn chim cánh cụt bí mật của NASA. Điều làm cho dự án đếm voi khác biệt chính là việc có thể chọn ra những cá thể voi từ đa dạng cảnh quan như bụi cỏ và rừng. Ước tính có khoảng 40.000-50.000 con voi châu Phi còn lại trong tự nhiên được dán nhãn "dễ bị tổn thương" trong Sách đỏ. Loài vật này ngày càng giảm thiểu số lượng do mất môi trường sống và nạn săn bắt trộm. Nhà khoa học máy tính Olga Isupov của Đại học Bath cho rằng việc kiểm soát chính xác số lượng voi là rất cần thiết để cứu sống loài vật này. "Chúng ta cần biết những con vật này ở đâu và có bao nhiêu con để cứu chúng", ông nói. sửa máy in tận nơi quận 9 sửa máy in tận nơi quận 4 sửa máy in tận nơi quận 5