Giải pháp nào đẩy lùi tín dụng đen? Ngân hàng chỉ đạo đẩy mạnh gói sản phẩm tiêu dùng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã và đang chỉ đạo các ngân hàng đẩy mạnh gói sản phẩm tiêu dùng, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho người dân. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn, tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm tài chính tiêu dùng nhưng có sự kiểm soát về lãi suất và đảm bảo chuẩn mực thu hồi nợ, cũng như đẩy mạnh công tác truyền thông về sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều chỉ thị chấn chỉnh hoạt động của những quỹ tín dụng nhân dân để đảm bảo an toàn hoạt động. Hiện các ngân hàng gặp khó trong việc giám sát khoản vay chi tiêu và nếu người vay không sử dụng đúng mục đích, rủi ro ngân hàng phải gánh chịu. Ở đây là các cán bộ, nhân viên ngân hàng lãnh hậu quả đầu tiên. Nếu các khoản vay đúng mục đích thì dễ cho ngân hàng, còn nếu không sử dụng tiền vay hiệu quả, khách hàng không trả được nợ dẫn đến nợ xấu nên cũng cần chia sẻ với ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ đưa ra các giải pháp để cùng với các cơ quan khác ngăn chặn nạn TDĐ trong phạm vi, quyền hạn của mình. Lập quỹ hỗ trợ công nhân khó khăn Theo bà Trương Thị Bích Hạnh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, hiện nay vẫn chưa thống kê được số công nhân sa bẫy TDĐ nhưng theo thông tin nắm được thì cũng có nhiều công nhân phải vay tiền để trang trải khó khăn trước mắt. Thế nhưng cũng không loại trừ có một số người do ăn chơi quá đà, cờ bạc hoặc bị lôi kéo cờ bạc không có tiền trả, buộc phải đi vay tiền để trả nợ nhưng cách giải quyết này vô hình đưa họ vào con đường nợ nần không có lối thoát. Là địa bàn có nhiều công nhân, cơ quan chức năng sẽ tuyên truyền để họ nâng cao nhận thức, không bị sa bẫy vào TDĐ. Song song với đó, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương sẽ phối hợp với các doanh nghiệp triển khai lập quỹ hỗ trợ công nhân khó khăn. Từ đó có thể giải quyết, hỗ trợ cho những công nhân gặp khó khăn đột xuất. Giảm bớt tình trạng tìm đến nguồn tiền từ TDĐ. Nhiều chuyện đau lòng Bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, Tổng Giám đốc Tổ chức tài chính vi mô CEP, cho biết chứng kiến nhiều hoàn cảnh đau lòng vì vướng vào vòng vây của TDĐ. Có hộ dân tại TP.HCM vay nóng 20 triệu đồng, trả lãi đều đặn 900.000 đồng/tháng nhưng đến tháng thứ 20 vẫn còn nguyên nợ gốc 20 triệu đồng! Theo bà, khi nhân viên của CEP triển khai đến công nhân, hộ nghèo tại TP.HCM và các tỉnh lân cận thì bị TDĐ dằn mặt từ đầu hẻm, bảo đó là khách hàng của bọn họ. Khi CEP trao vốn cho hộ vay, nhiều thanh niên cho vay nóng lởn vởn bên ngoài. “Chính vì những bất an đó mà thời gian qua, thay vì trao vốn tận tay người dân, chúng tôi đã tổ chức trao tại nhà trưởng khu phố hoặc trụ sở cho an toàn” - bà Vân nói. Bà cho hay CEP cho công nhân, viên chức đang làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp vay vốn, được công đoàn cơ sở/lãnh đạo đơn vị giới thiệu. Người lao động nghèo được chính quyền địa phương giới thiệu. CEP đã triển khai cho vay tín chấp tại tám tỉnh, thành lân cận TP.HCM gồm: Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp với hạn mức tối đa 50 triệu đồng, tùy thuộc vào nhu cầu vốn và khả năng hoàn trả của thành viên. Thời hạn vay tối đa ba năm. Lãi suất cho vay bình quân 0,6%-0,65%/tháng, tương đương lãi suất trên dư nợ là 1,07%-1,16%/tháng (đối tượng công nhân, viên chức); và 0,2%/tuần, tương đương lãi suất trên dư nợ là 1,65%/tháng (đối tượng nhân dân lao động). Thành viên hoàn trả dần vốn gốc và lãi hằng tuần, hai tuần, tháng. Quỹ CEP không thu bất kỳ khoản phí nào. Hồ sơ vay vốn gồm: Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu); bản sao CMND, hộ khẩu/KT3; bản sao các giấy tờ chứng minh thu nhập, đang làm việc tại đơn vị (đối tượng công nhân, viên chức). Đồng thời CEP áp dụng lãi suất bình quân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên hoàn trả số tiền bằng nhau trong mỗi kỳ, giúp thành viên dễ dàng theo dõi trong suốt quá trình hoàn trả. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .