Tuy nhiên, cũng có ý kiến lo ngại việc giao quyền tổ chức kỳ thi cho địa phương chẳng khác nào “vừa đá bóng vừa thổi còi”, nhất là khi các trường đại học đều dành chỉ tiêu xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp, gây thiệt thòi cho thí sinh, địa phương tổ chức nghiêm. Do vậy, việc Bộ GD&ĐT huy động cán bộ, giảng viên trường đại học tham gia đoàn thanh tra đã giải tỏa băn khăn, lo lắng bấy lâu. Tăng tính minh bạch ThS Lục Thúy Hằng - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc (Thái Nguyên) nhất trí cao với quyết định của Bộ GD&ĐT về việc huy động giảng viên các trường đại học tham gia vào các đoàn thanh tra. “Việc huy động giảng viên trường đại học vào các đoàn thanh tra là phù hợp. Việc này không những không gây áp lực cho nhà trường mà còn tăng tính minh bạch, khách quan của kỳ thi và nhân lên niềm tin của xã hội” - ThS Lục Thúy Hằng khẳng định. Theo ThS Lục Thúy Hằng, Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 không có nhiều thay đổi so với Kỳ thi THPT quốc gia 2019. Hơn nữa, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho kỳ thi ngay từ đầu năm học, nên dù là Kỳ thi THPT quốc gia hay Kỳ thi tốt nghiệp THPT đều không lúng túng hay gặp khó khăn, trở ngại gì. “Hiện nay, thầy, trò Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc tiếp tục thực hiện kế hoạch dạy – học và ôn tập, chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi” - ThS Lục Thúy Hằng chia sẻ. Ảnh minh họa/ INT Trao đổi về phương án chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, ThS Lục Thúy Hằng cho hay: Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã phân luồng học sinh. Việc phân luồng theo ban - dựa vào nguyện vọng của học sinh (Ban Khoa học Xã hội và Ban Khoa học Tự nhiên). Ngoài ra, nhà trường phân luồng theo năng lực của học sinh: Với học sinh khá – giỏi, giáo viên chú trọng ôn tập nâng cao kiến thức để có thể đạt kết quả cao trong kỳ thi và xét tuyển vào các trường đại học. Với học sinh học trung bình, giáo viên sẽ định hướng ôn tập để thi tốt nghiệp và đăng ký vào trường nghề. Đối với học sinh dân tộc rất ít người và học sinh có học lực yếu: Tổ chức dạy phụ đạo thêm để các em vượt qua Kỳ thi tốt nghiệp THPT và có thêm cơ hội vào trường nghề. Nhà trường xác định rõ mục tiêu: 100% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và 90% học sinh đỗ vào các trường đại học theo nguyện vọng 1. Trên cơ sở đó, nhà trường xây dựng kế hoạch ôn tập cho học sinh theo hai hướng: Ôn thi tốt nghiệp; Ôn tập nâng cao đối với các môn xét tuyển đại học. “Chúng tôi chỉ đạo các bộ môn hướng dẫn học sinh ôn tập theo hai định hướng: Bám sát chuẩn kiến thức – kỹ năng của bộ môn; Bám sát vào cấu trúc đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT” - ThS Lục Thúy Hằng chia sẻ, đồng thời cho biết: Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc không soạn bộ đề ôn tập cho học sinh. Việc ôn tập dựa trên cơ sở đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT và bám sát vào chuẩn kỹ năng kiến thức phổ thông. Ngoài ra, giáo viên chú trọng hướng dẫn học sinh tự học, lựa chọn sách tham khảo và các trang luyện thi trực tuyến phù hợp. Cam kết học bạ của học sinh đúng thực chất ThS Lục Thúy Hằng. Ảnh: Thế Đại Trước băn khoăn của một số người về phương thức xét tuyển bằng học bạ của cơ sở giáo dục đại học, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc quả quyết: Nhà trường cam kết bảo đảm học bạ của học sinh là thực chất, phản ánh đúng năng lực. Hiện nay, quy trình quản lý điểm ở các trường phổ thông rất chặt chẽ, được sự giám sát của Sở GD&ĐT. Về phía nhà trường, cách thức tổ chức, kiểm tra, thi học kỳ cũng theo quy trình bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch. Ngoài ra, điểm kiểm tra, điểm thi được giáo viên công bố công khai trước lớp, học sinh có thể giám sát lẫn nhau. Sau đó, giáo viên phải nhập điểm đồng thời vào Sổ gọi tên – ghi điểm và Sổ điểm điện tử. Sổ điểm do Ban giám hiệu quản lý và chốt sổ. Vì thế không thể điều chỉnh điểm trên học bạ cho học sinh. Theo ThS Lục Thúy Hằng, trước mỗi mùa tuyển sinh, cô thường nhận được nhiều câu hỏi của phụ huynh và học sinh về việc đi học nghề hay học đại học. “Tôi thường xuyên nói với học trò: Dù học nghề hay học đại học, các em nên dựa trên 3 tiêu chí: Năng lực của bản thân; điều kiện kinh tế của gia đình và điều kiện của địa phương. Việc học tập là suốt đời, các em có thể học bất cứ lúc nào và có thể lựa chọn hình thức học tập phù hợp: Học tập trung hoặc học từ xa… bởi đại học không phải là cánh cửa duy nhất dẫn đến thành công” - ThS Lục Thúy Hằng nhấn mạnh. Tôi có lo lắng nhưng áp lực thì không. Lo lắng để làm sao chuẩn bị tốt nhất cho học sinh bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Chúng tôi đã có sự chuẩn bị từ đầu năm học. Hơn nữa, theo dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT về cơ bản vẫn giữ ổn định như năm trước, có điều chỉnh nhỏ một số vấn đề về kỹ thuật. Do đó, thầy và trò nhà trường tự tin và sẵn sàng bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. ThS Lục Thúy Hằng Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .