Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chụp ảnh kỷ niệm cùng thầy trò Trường Tiểu học Tân Hóa. Khai giảng muộn tại vùng "rốn lũ" Một tuần sau ngày khai giảng của học sinh cả nước theo quy định, ngày 11/9, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đến vùng rốn lũ Tân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) để cùng thầy cô và hàng trăm học sinh nơi đây khai giảng năm học mới. Đây là địa phương cuối cùng trong cả nước tổ chức Lễ khai giảng cho học sinh vào thời điểm này, vì lý do thiên tai. Trong đợt mưa lũ vừa qua, toàn tỉnh Quảng Bình có 239/588 trường học các cấp với trên 90 ngàn học sinh đã phải hoãn khai giảng và không thể đến trường trong ngày 5/9. Trong đó, các địa phương hoãn khai giảng 100% như huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa và thị xã Ba Đồn. Phần lớn các trường học nói trên đã tổ chức khai giảng muộn vào ngày 9/9 và đã ổn định công tác giảng dạy. Tuy nhiên, riêng địa bàn rốn lũ Tân Hóa, huyện Minh Hóa, do nước ngập sâu nên đến sáng 11/9 mới có thể tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2019 – 2020 cho học sinh. Nhân dịp này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao số tiền 400 triệu đồng ủng hộ lũ lụt cho ngành Giáo dục Quảng Bình; trao tặng 20 bộ máy tính cho Trường Tiểu học Tân Hóa, Trường THCS Tân Hóa; 1000 hộp sữa, một bộ đồ nấu bếp cho Trường Mầm non Tân Hóa và nhiều đồ dùng gia dụng cho cán bộ giáo viên các trường với tổng giá trị hơn 300 triệu đồng. Lễ khai giảng muộn của các trường học trên địa bàn xã Tân Hóa đã được Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đến dự, thăm hỏi, động viên. Bộ trưởng đã đến dự và đánh trống khai giảng năm học mới tại Trường THCS Tân Hóa. Bộ trưởng ghi nhận những cố gắng để vượt qua những khó khăn của các trường trong việc nhanh chóng khắc phục thiệt hại do mưa lũ, sớm ổn định việc giảng dạy và học tập. Đồng thời, tin tưởng, dù khai giảng muộn hơn so với các trường khác trong cả nước, song các trường học ở Tân Hóa sẽ không chậm hơn về chất lượng dạy và học, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, giành thêm nhiều thành tích hơn nữa. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ có mặt tại trường quay từ sớm để động viên tinh thần các thí sinh. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cổ vũ “các nhà leo núi” Đây là sự kiện được đại bộ phận học sinh, phụ huynh cả nước quan tâm, theo dõi. Các thí sinh Olympia luôn là những người truyền cảm hứng và năng lượng tích cực tới hàng triệu học sinh khắp mọi miền đất nước. Sáng 15/9, cuộc thi Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2019 được Đài truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có mặt tại trường quay, động viên tinh thần các nhà leo núi. Trước mắt, em tập trung vào công việc chính là cố gắng học tập hoàn thành chương trình lớp 12 và kết thúc quãng đời học sinh với một kết quả thi đại học thật tốt trước khi nghĩ tới những việc xa hơn. Với suất học bổng mà chương trình trao tặng, em chuẩn bị tâm thế sẵn sàng nhất cho việc du học. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành khóa học, em chắc chắn sẽ trở về, mọi người có thể tin vào điều đó. Trần Thế Trung Chung kết Olympia năm thứ 19 diễn ra tại trường quay S14, Đài truyền hình Việt Nam (Hà Nội), lúc 8h sáng 15/9. Vượt qua 140 đối thủ, bốn thí sinh góp mặt ở chung kết là: Trần Thế Trung (THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An), Nguyễn Hải Đăng (THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hòa), Nguyễn Bá Vinh (THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ) và Đoàn Nam Thắng (THPT Chuyên Nguyễn Du, Đăk Lăk). Sau hai tiếng thi đấu, bứt phá trong hai phần thi cuối, Trần Thế Trung (THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) giành 245 điểm, trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19, giành học bổng du học 35.000 USD; Hải Đăng là Á quân với 210 điểm, nhận 20 triệu đồng; Nam Thắng 200 điểm và Bá Vinh 120 điểm cùng giành giải thưởng 10 triệu đồng. Chia sẻ với báo chí, nhà vô địch Olympia năm thứ 19 - Trần Thế Trung cho biết, với suất học bổng được tặng, em sẽ đi du học nhưng chắc chắn sẽ trở về sau khóa học để phụng sự Tổ Quốc. Có trường ĐH lọt top 1000 thế giới được coi là một tin vui, tạo thêm động lực phát triển cho GD Đại học ở nước ta. Việt Nam lần đầu tiên có trường Đại học lọt top 1000 thế giới Tên của 3 trường đại học Việt Nam đã được đưa vào Bảng xếp hạng Times Higher Education World University Rankings 2019 cùng với gần 1.400 cơ sở giáo dục đại học uy tín, hàng đầu thế giới. 3 trường của Việt Nam nằm trong bảng xếp hạng uy tín này là: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Hai trường đại học tại thủ đô Hà Nội xếp trong nhóm từ 801 đến 1.000, trong khi đại diện của Thành phố Hồ Chí Minh xếp trong nhóm 1.000+. Đây là năm thứ 16 Times Higher Education thực hiện xếp hạng 1.396 học viện và đại học trên toàn thế giới. Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí như giảng dạy, nghiên cứu, nguồn thu từ hợp tác với doanh nghiệp và triển vọng quốc tế hóa trong đội ngũ nhân viên, sinh viên và công tác nghiên cứu. Đây thực sự là tin vui cho Giáo dục ĐH nước ta, mở ra triển vọng mới, thúc đẩy phát triển, hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn ở bậc học này. Hội đồng thẩm định SGK đã đưa ra các lý do đánh giá “không đạt” đối với sách Toán và Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại. Về SGK Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại 15/15 thành viên Hội đồng thẩm định SGK đều biểu quyết đánh giá “không đạt” đối với sách Toán và Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục của GS.Hồ Ngọc Đại vì có nhiều nội dung không phù hợp hoặc vượt quá chương trình. Theo đánh giá chung của Hội đồng thẩm định, trong SGK của GS Đại còn có một số nội dung không phù hợp hoặc vượt quá quy định trong chương trình tiếng Việt lớp 1: các yêu cầu cần đạt về các kỹ năng đọc, viết , nói và nghe; kiến thức (tiếng Việt, văn học); ngữ liệu. Đối với yêu cầu về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục trong SGK, theo hội đồng thẩm định, hạn chế của SGK tiếng Việt lớp 1 của GS Đại là thiết kế quy trình chi tiết, ràng buộc quá chặt chẽ đối với cả giáo viên và học sinh khiến cho giáo viên khó có thể vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức dạy học lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm. Hoạt động dạy học lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian dài sẽ làm cho hoạt động dạy học trở nên đơn điệu, giảm hứng thú học tập của học sinh... Cùng đó là những lỗi về cấu trúc các bài học trong sách chưa thể hiện rõ các thành phần cơ bản: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng,… Ngôn ngữ và cách diễn đạt trong một số bài học chưa đảm bảo yêu cầu “dễ hiểu và phù hợp với học sinh lớp 1”. Việc dùng nhiều khái niệm ngữ âm trong sách khiến cho sách trở nên nặng và quá tải với học sinh lớp 1. Đặc biệt, sách còn sử dụng nhiều từ ngữ địa phương xa lạ với vốn sống, vốn hiểu biết của đa số học sinh lớp 1. Một số tranh ảnh chưa chính xác, chưa rõ, chưa đảm bảo tính thẩm mỹ,… Đối với môn Toán, hội đồng thẩm định cho rằng nội dung bản mẫu SGK chưa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình, còn nhiều nội dung vượt quá chương trình môn Toán lớp 1 như các nội dung liên quan đến khái niệm Tập hợp, phương trình. Việc sử dụng lý thuyết tập hợp để hình thành số, phép toán cho học sinh lớp 1 là vượt quá chương trình. Các số “đứng liền nhau”, “dãy số”, “dãy số tự nhiên”, “trục số” không có trong chương trình. Hiện, còn một số ý kiến trái chiều quanh vấn đề thẩm định bộ SGK công nghệ GD của GS Hồ Ngọc Đại. Tuy nhiên, trên phương diện chuyên môn và trọng trách lựa chọn các bộ sách để triển khai đại trà, Hội đồng thẩm định SGK đã đưa ra những nhận xét và góp ý chi tiết về hướng chỉnh sửa đối với tác giả bộ sách này. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .