Công ty Thiết kế web

Giáo dục đại học: Chuyển mình trong xu thế hội nhập

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 13/1/20.

  1. mccadword

    mccadword Member

    Cũng trong năm này, lần đầu tiên đại diện của Việt Nam là Trường Đại học Tôn Đức Thắng lọt top 1.000 bảng xếp hạng ARWU 2019… Tin vui cuối cùng trong năm là Việt Nam có đại diện 2 năm liền xuất hiện trong bảng xếp hạng các đại học có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm tốt nhất thế giới.

    Tin vui nối tiếp

    Ngày 3/12, Tổ chức xếp hạng UI GreenMetric World University Rankings (UI GreenMetric) đã công bố kết quả xếp hạng các đại học phát triển bền vững nhất thế giới năm 2019. Theo đó: Việt Nam tiếp tục có hai trường được xếp hạng là Trường Đại học Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Trà Vinh. Theo bảng xếp hạng này, Trường Đại học Trà Vinh tiếp tục vào top 300 trường đại học có môi trường giáo dục xanh và đầu tư phát triển bền vững hàng đầu thế giới.

    Điều đáng mừng là trong bảng xếp hạng được UI GreenMetric World University Rankings công bố, Trường Đại học Trà Vinh không chỉ tiếp tục nằm trong top 300 trường đại học phát triển bền vững, mà còn tăng thứ bậc xếp hạng lên 221/780 trường (tăng 35 bậc so với năm 2018). Trong khi số trường tham gia năm nay tăng thêm 61 trường. Theo như các tiêu chí đánh giá của UI Greenmetric World University Rankings đánh giá ở góc độ phát triển bền vững của các cơ sở đào tạo.

    Theo các khảo sát, sau thời gian tốt nghiệp từ 6 tháng đến một năm, tỷ lệ sinh viên tại các trường thành viên Đại học Quốc gia TPHCM có việc làm xấp xỉ 100%. Đây là tỷ lệ lý tưởng đối với bất kỳ đại học nào. Bảng xếp hạng này được Tổ chức Giáo dục Quacquarelli Symonds (Vương quốc Anh) thực hiện lần đầu vào năm 2015, nhằm cung cấp thông tin chi tiết hơn về mối quan hệ giữa đại học với doanh nghiệp, sinh viên tốt nghiệp của trường.

    Trước đó công bố cho biết, Đại học Quốc gia TPHCM vào top 500 QS GER. Đây cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam và là lần thứ hai trường này xuất hiện trong bảng xếp hạng các đại học có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm tốt nhất thế giới do QS thực hiện (QS Graduate Employability Rankings 2020). Bảng xếp hạng top 500 QS GER được chọn lọc từ 2.100 trường hàng đầu của 132 quốc gia, vùng lãnh thổ.

    Có lẽ tin vui lớn hơn cả là ngày 11/9/2019, Thời báo Giáo dục đại học (Times Higher Education, THE) công bố kết quả xếp hạng đại học thế giới mới nhất (World University Rankings 2020) trong sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh về học thuật của THE tổ chức tại Zurich (Thụy Sỹ). Lần đầu tiên ĐHQG Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm 801 – 1.000 thế giới và ĐHQG TP Hồ Chí Minh trong nhóm 1000+.

    Một tin vui nữa đến với GDĐH Việt Nam là lần đầu tiên một trường đại học lọt vào bảng xếp hạng ARWU. Đó là Trường Đại học Tôn Đức Thắng lọt top 1.000 bảng xếp hạng ARWU 2019 - Bảng xếp hạng được đưa ra bởi Trường Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc). Điều này cho thấy, GDĐH Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, tạo dựng uy tín và thương hiệu, được các tổ chức xếp hạng quốc tế uy tín đánh giá cao.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa/ INT

    Chất lượng là đích đến của GDĐH


    Theo phân tích của nhiều chuyên gia giáo dục, việc một số trường đại học Việt Nam đang cải thiện thứ hạng nằm top những đại học tên tuổi trên thế giới là một điều hết sức đáng mừng. Theo thông lệ cũ, các trường tự đánh giá, xếp loại cùng top nọ top kia hoàn toàn theo cảm tính của một số trường và xã hội, nhiều khi mang tiếng là “con hát mẹ khen” thì nay việc được các tổ chức xếp hạng uy tín thế giới đánh giá với những tiêu chí hết sức chi tiết, rõ ràng minh bạch cho thấy bước tiến vững chắc của những trường này.

    Hiện nay, trên thế giới có 3 bảng xếp hạng được xem có uy tín trên thế giới gồm ARWU (Academic Ranking of World Universities - Trung Quốc), THE (Times Higher Education - Anh), QS (Quacquarelli Symonds - Anh). Việt Nam đã có mặt trên cả 3 bảng xếp hạng trên, những trường đại học này xét về cảm quan của những nhà giáo dục trong nước thì đều hết sức xứng đáng.

    Luôn xem bảng xếp hạng là quan trọng, đảm bảo chất lượng là đích hướng đến của các trường đại học, đây là quan điểm của GS.TS Nguyễn Hữu Đức, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội, người đã có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu về xếp hạng quốc tế. Ông Đức cho rằng: Không chỉ ĐHQG Hà Nội mà các trường của Việt Nam đều có những bước cải thiện đáng kể ở số lượng bài báo quốc tế của Việt Nam tăng so với khu vực.

    Tuy còn ở tốc độ vừa phải nhưng số trích dẫn, tương ứng với chất lượng từng bài có sự vượt trội so với các nước. Dẫn chứng tham gia ở QS, GS.TS Nguyễn Hữu Đức cho biết: Trong 11 tiêu chí mà QS đưa ra, ĐHQG Hà Nội đặc biệt tốt ở 4 chỉ số gồm đánh giá của nhà tuyển dụng, nhà khoa học, mức độ hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và tỷ lệ giảng viên/sinh viên.

    Có thể nói, việc một số trường có mặt trong các bảng xếp hạng thế giới đã và đang ghi dấu ấn về phương diện quốc gia. Bên cạnh việc gia tăng số lượng và chất lượng các hoạt động nghiên cứu khoa học, nhiều trường đại học Việt Nam đã được cộng đồng trong nước chia sẻ nhiều hơn và các nhà khoa học nước ngoài đánh giá cao hơn. Điều này ít nhiều thể hiện giá trị lan tỏa và sự thừa nhận của cộng đồng khoa học trong lĩnh vực giáo dục đại học.

    Cũng phải nhắc thêm một điều, những năm gần đây, các số liệu khảo sát đối với các nhà tuyển dụng và các học giả trong nước và trên thế giới cũng cho thấy uy tín của các trường đại học Việt Nam đã được cải thiện rất đáng kể. Bằng cớ là việc Đại học Quốc gia TPHCM lần thứ hai xuất hiện trong bảng xếp hạng các đại học có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm tốt nhất thế giới do QS thực hiện.

    Hà An

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này