Dạy học là một nghệ thuật, giáo viên là nghệ sỹ và sân khấu bục giảng; còn học sinh là những khán giả đặc biệt. Ở đó các em không chỉ đơn thuần là xem, nghe mà còn thẩm thấu, lĩnh hội những kiến thức mới, thậm chí là tương tác, phản biện với thầy, cô giáo của mình. Nghị quyết 88 của Quốc hội “Về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” nêu rõ, mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa, giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ từng nhấn mạnh, đây là cuộc cách mạng đổi mới về mục tiêu giáo dục. Khi đã thay đổi mục tiêu, nội dung phải thay đổi. Nội dung thay đổi thì phương pháp thay đổi. Phương pháp thay đổi thì cách quản lý, chỉ đạo và các yếu tố để tạo nên chất lượng giáo dục cũng phải thay đổi. Trên tinh thần ấy, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cần không ngừng đổi mới, sáng tạo trong dạy - học và quản lý, quản trị hoạt động giáo dục trong nhà trường. Đồng hành và hỗ trợ cùng giáo viên, không ai khác chính là Ban giám hiệu nhà trường, mà ở đó, hiệu trưởng phải là chủ công và là người tiên phong về đổi mới, sáng tạo. Xung quanh vấn đề này, 2 khách mời của Chương trình giao lưu trực tuyến sẽ chia sẻ và bật mí những kinh nghiệm hay, bài học quý với bạn đọc: - TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội. - Cô Nguyễn Thị Thu Hảo – Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Văn Tám (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi câu hỏi về chương trình để cùng trò chuyện, trao đổi với các khách mời của Báo GD&TĐ. GD&TĐ Gửi câu hỏi ở đây Vui lòng viết tiếng Việt có dấu Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .