Công ty Thiết kế web

Giao lưu trực tuyến: Phát triển Chương trình nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới GD

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 30/12/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    Tại công văn 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 về “Thí điểm phát triển Chương trình giáo dục nhà trường phổ thông”, Bộ GD&ĐT đề ra mục tiêu là tạo điều kiện để các nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình, xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Chú trọng giáo dục đạo đức, giá trị sống, đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

    Đồng thời, huy động được các nguồn lực trong và ngoài nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm sáng tạo; Tổ chức và xây dựng nhiều chủ đề tích hợp liên môn sinh động, hấp dẫn học sinh; Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn qua đó phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, năng lực cảm thụ cái đẹp, tinh thần trách nhiệm;

    [​IMG]

    Chủ đề buổi giao lưu

    Phát triển chương trình nhà trường với cái đích xây dựng được cộng đồng học tập, giáo viên hỗ trợ giáo viên, học sinh giúp đỡ học sinh. Các thành viên của nhà trường chủ động tự học và học hỏi lẫn nhau, cùng nhau xây dựng và phát triển chương trình nhà trường để đảm bảo mục tiêu phát triển được năng lực của từng nhóm đối tượng học sinh…

    Nhiều sở GD&ĐT ở các địa phương đã hướng dẫn các trường phổ thông tiếp tục thực hiện "Phát triển Chương trình nhà trường" thành công ở nhiều mặt công tác. Đây là những minh chứng rõ nét nhất cho sự chủ động, tích cực của các nhà quản lý, giáo viên các nhà trường chủ động, bắt nhịp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo yêu cầu thực hiện Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.


    Nhiều kinh nghiệm về "Phát triển Chương trình nhà trường" sẽ được hai vị khách mời chia sẻ tại buổi giao lưu trực tuyến:

    - Cô Lê Thị Loan – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

    - Cô Nguyễn Hương Giang - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Tây Tựu, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

    GD&TĐ

    Nội dung buổi giao lưu trực tuyến
    Thưa cô, xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc là mục tiêu hướng tới của nhiều trường học. Vậy còn trường cô thì sao?
    Nguyễn Hằng, Thanh Hóa

    Cô Nguyễn Hương Giang:
    “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô, HS cũng như phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học. Đó là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo với nhau, giữa thầy và trò, giữa HS với nhau được trân trọng và bồi đắp hằng ngày. Do đó, xây dựng trường học hạnh phúc cũng là mục tiêu hướng tới của trường tôi.

    [​IMG]

    Tổ chức lớp học tại Trường THCS Tây Tựu.

    Để xây dựng trường học hạnh phúc, cần xây dựng môi trường tôn trọng sự phát triển của các em. Các em không lo sợ bạo lực, được thể hiện cái riêng của mình, được đối xử với nhau thân thiện, không phân biệt đẳng cấp hay xếp hạng. Ở đó, các em được phát triển tối đa năng lực của mình, được tôn trọng, không ai bị bỏ rơi.

    Để xây dựng trường học hạnh phúc, giáo viên phải được sáng tạo, được đổi mới phương pháp dạy học, được dân chủ đóng góp ý kiến. Phải gợi cho các thầy cô giáo sự sáng tạo vì sáng tạo sẽ tạo nên môi trường hạnh phúc.

    Ngoài ra, ở trường tôi cũng tăng cường các hoạt động văn nghệ, TDTT, tăng cường các tiết học ngoại khóa, hoạt động nhóm cho học sinh để các em thêm vui vẻ, đoàn kết hơn.

    Cô có thể chia sẻ một số ví dụ nho nhỏ về giảng dạy liên môn, tích hợp đang được giáo viên nhà trường áp dụng phổ biến?
    tuyetnhungtran...@gmail.com

    Cô Lê Thị Loan:
    [​IMG]

    Cô Lê Thị Loan.

    Liên quan quan đến các vấn được bạn đọc quan tâm trên đây, qua thực tế xây dựng chủ đề liên môn tích hợp ở Trường THCS Cổ Nhuế, có thể kế ra đây ví dụ như: Trong Chương trình môn Ngữ văn lớp 6 - Bài "Thánh Gióng", nhóm Ngữ văn 6 đã xây dựng chủ đề tích hợp 3 bộ môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý.

    Nội dung tích hợp trong chủ đề là: Ngữ văn: hiểu được văn bản Thánh Gióng; Môn Địa lý: tìm hiểu làng Phù Đổng (huyện Sóc Sơn, Hà Nội); Môn Lịch sử: thời kỳ Hùng Vương với các cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước (chống giặc phương Bắc).

    Trường cô đã xây dựng chương trình nhà trường hay chưa? Nếu có thì nhà trường coi trọng vấn đề gì?
    Ngọc Hương, Trà Vinh

    Cô Nguyễn Hương Giang:
    Phòng GD&ĐT quận Bắc Từ Liêm đã có những định hướng, chỉ đạo kịp thời, sát sao đến các nhà trường trong việc xây dựng chương trình nhà trường. Trường THCS Tây Tựu đã xây dựng chương trình nhà trường từ năm học 2015 – 2016.

    Theo đó, nhà trường luôn coi trọng việc xây dựng bộ môn, điều chỉnh lại và cấu trúc theo chương trình của Bộ. Xây dựng các chủ để trong các môn học trên nền tảng tăng thời lượng thực hành, giảm thời lượng lý thuyết trong các tiết dạy nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học. Đồng thời, trong chương trình nhà trường cũng chú ý việc phát triển toàn diện cho người học về tăng cường thể lực, thẩm mỹ, kỹ năng sống,…

    Ví dụ, trường THCS Tây Tựu, ngoài việc học kiến thức văn hóa, học sinh còn được phát triển toàn diện như: HS khối 6 được phổ cập bơi cơ bản, khiêu vũ thể thao. HS khối 7 học bơi nâng cao, khiêu vũ thể thao. HS khối 8 được học cắm hoa nghệ thuật, học sinh khối 9 được giáo dục kĩ năng sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón an toàn, đúng cách để trồng và chăm sóc hoa. Như vậy, trong 4 năm học tại trường thì tất cả học sinh của nhà trường đều được học các kĩ năng cơ bản như trên.

    Khi xây dựng các chủ đề liên môn tích hợp, giáo viên phải chú ý những điều kiện, đặc thù gì với điều kiện thực tế?
    viethoa86...@gmail.com

    Cô Lê Thị Loan:
    [​IMG]

    Học sinh Trường THCS Cổ Nhuế 2 với tiết sinh hoạt Ngày tiếng Anh.

    Theo tôi, khi xây dựng các chủ đề liên môn tích hợp, giáo viên phải chú ý những nội dung sau: mục tiêu dạy học; mục đích tích hợp, xác định nội dung tích hợp; xác định mức độ tích hợp; lựa chọn phương pháp, phương tiện; hình thức tổ chức phù hợp với chủ đề tích hợp và mục tiêu dạy học; xác định hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

    Cùng với đó, khi xây dựng chủ đề liên môn, tích hợp, tổ chuyên môn cũng cần chú ý đến năng lực giáo viên, cơ sở vật chất, năng lực nhóm học sinh trong lớp...

    Cô có cho rằng, một trong những giải pháp quan trọng để xây dựng chương trình nhà trường đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền hay không? Ở trường cô thực hiện việc này như thế nào?
    Nguyễn Thị Lan Hương, tỉnh Sóc Trăng

    Cô Nguyễn Hương Giang:
    [​IMG]

    Hoạt động truyền thông Phòng, chống xâm hại Bạo lực trẻ em ở trường THCS Tây Tựu.

    Theo tôi, một trong những giải pháp quan trọng để xây dựng chương trình nhà trường đó là chú trọng công tác tuyên truyền để tạo ra sự thay đổi nhận thức, từ đó có sự đồng thuận khi thực hiện đối với giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, học sinh.

    Trường THCS Tây Tựu đã thực hiện tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau: đăng tải thông tin trên Website, phát thanh phường, bảng tin nhà trường, có các văn bản gửi giáo viên, cha mẹ học sinh, hoặc gửi tin nhắn điện tử,…

    Phát triển chương trình nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục thì người quản lý các cơ sở giáo dục cần chú trọng điều gì, thưa cô?
    Ngochang...@gmail.com

    Cô Nguyễn Hương Giang:
    Theo tôi, thứ nhất, cần làm tốt công tác tuyên truyền đến giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh tạo sự đồng thuận khi thực hiện.

    Thứ hai, cần nâng cao chất lượng đội ngũ đào tạo, bồi dưỡng GV. Đồng thời, chỉ đạo việc đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá, xây dựng kế hoạch dạy học các bộ môn điều chỉnh lại và cấu trúc theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo…

    Thứ ba, cần đổi mới các hoạt động để phát triển toàn diện người học, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, nâng cao năng lực phát triển. Ví dụ, trường THCS Tây Tựu, HS khối 6 được phổ cập bơi cơ bản, khiêu vũ thể thao. HS khối 7 học bơi nâng cao, khiêu vũ thể thao. HS khối 8 được học cắm hoa nghệ thuật, học sinh khối 9 được giáo dục kĩ năng sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón an toàn, đúng cách để trồng và chăm sóc hoa. Như vậy, trong 4 năm học tại trường thì tất cả học sinh của nhà trường đều được học các kĩ năng cơ bản như trên.

    Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được nhà trường xây dựng triển khai như thế nào?
    Thanh Tuấn - Bình Định

    Cô Lê Thị Loan:
    Có nhiều cách thức để triển khai các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; Với Trường THCS Cổ Nhuế 2 tập trung tổ chức các hoạt động sau: tổ chức các CLB các môn thể thao: cầu lông, bóng rổ, bóng đá, cờ vua, CLB bơi lội, CLB mỹ thuật, âm nhạc, CLB tiếng Anh.

    [​IMG]

    Học sinh Trường THCS Cổ Nhuế 2 với tiết học lồng ghép giáo dục STEM.

    Tổ chức các trò chơi dân gian, các diễn đàn sân khấu, tương tác tham quan dã ngoại, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo.

    Hưởng ứng mô hình thi đua "4 ngày 5 tốt" của UBND quận Bắc Từ Liêm. Trong đó, 4 ngày là: Ngày Tư vấn học đường, Ngày Pháp luật, Ngày thể thao, Ngày ngọại khóa tiếng Anh; 5 tốt là: Tư vấn tốt, Chấp hành tốt Pháp luật và An toàn giao thông, Tinh thần tốt, Thể chất tốt, Học sinh nói tốt tiếng Anh.

    Đây là một hình thức để học sinh trải nghiệm, sáng tạo. Vận dụng vào Trường THCS Cổ Nhuế 2, trong Ngày tiếng Anh, tại các lớp học sinh được thực hành các hoạt động: Nói nhóm đôi tiếng Anh, hùng biện, đóng kịch tiếng Anh, hát bài hát tiếng Anh, sân khấu hóa ngoài trời một hoạt cảnh bằng tiếng Anh, giao lưu trực tuyến bằng tiếng Anh với học sinh nước ngoài... học sinh được trải nghiệm, phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh.

    Qua các hoạt động này, học sinh được phát triển năng lực giao tiếp, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn qua đó phát triển tư duy, khả năng sáng tạo.

    Thầy cô chúng ta cần thay đổi để có một lớp học hạnh phúc, vậy người quản lý có cần thay đổi không, thưa cô?
    Ltyen78...@gmail.com

    Cô Nguyễn Hương Giang:
    [​IMG]

    Cô Hương Giang: "Theo tôi, người cán bộ quản lý rất cần thay đổi để giáo viên hạnh phúc".

    Theo tôi, người cán bộ quản lý rất cần thay đổi để giáo viên hạnh phúc, khi giáo viên hạnh phúc thì học sinh mới hạnh phúc và kéo theo gia đình học sinh – xã hội mới hạnh phúc!

    Người cán bộ cần thay đổi về cách quản lý tạo môi trường thoải mái sáng tạo cho giáo viên thay vì tạo ra những áp lực không đáng có.

    Cán bộ quản lý cũng cần quan tâm đến tâm tư tình cảm, đời sống của giáo viên, nhu cầu của học sinh để trường học trở thành nơi yêu thương giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau,...

    Theo cô, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, giáo viên cần chú trọng điều gì để bắt kịp xu thế, áp dụng vào bài giảng cho học sinh?
    Nguyễn Trà Mi, Hưng Yên

    Cô Nguyễn Hương Giang:
    Theo tôi, trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, giáo viên cần không ngừng trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng. Đồng thời, cần chú trọng kĩ năng CNTT và khai thác tài liệu trên mạng để áp dụng hiệu quả vào bài giảng. Ngoài ra, giáo viên cũng cần chú ý đến việc nâng cao trình độ ngoại ngữ. Giáo viên cũng cần “làm mới mình” qua từng tiết dạy để học sinh hứng thú với môn học hơn.

    Thưa cô, tôi là giáo viên một trường THCS, trường tôi cứ hô hào phát triển năng lực người học, rồi xây dựng chương trình nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nhưng tôi chỉ thấy đó là phong trào thôi chứ giáo viên chẳng biết bắt đầu từ đâu, cô có thể chia sẻ kinh nghiệm hay phương pháp giúp tôi được không?
    kimthoa@gmail.com

    Cô Nguyễn Hương Giang:
    Theo tôi, phát triển năng lực người học, xây dựng chương trình nhà trường là điều tất yếu phải làm để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Bản thân trường THCS Tây Tựu cũng như các trường trong quận Bắc Từ Liêm đã bắt tay xây dựng chương trình nhà trường từ năm học 2015 – 2016.

    [​IMG]

    Học sinh Trường THCS Tây Tựu hào hứng tham gia Ngày hội STEM và nghiên cứu khoa học.

    Trong quá trình thực hiện, trường đã có nhiều thay đổi tích cực. Để thực hiện điều đó, tôi nghĩ phải bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức của người đứng đầu nhà trường, từ đó, có chỉ đạo, định hướng đến các bộ phận trong nhà trường để xây dựng kế hoạch bộ môn, điều chỉnh lại và cấu trúc theo chương trình của Bộ. Tiếp đó, giáo viên cần chủ động xây dựng chương trình môn học:

    - Từ việc chỉ thực hiện dạy học theo chương trình có sẵn chuyển sang chủ động xây dựng các chương trình môn học trên cơ sở thống nhất của tổ nhóm chuyên môn, xây dựng các chủ đề nội môn, chủ đề tích hợp liên môn,....

    - Đổi mới về phương pháp dạy học: tăng cường các hoạt động nhóm, trải nghiệm, thiết kế bài dạy theo các hoạt động, tăng thời lượng thực hành trong các tiết dạy… Đặc biệt chú ý đến việc sinh hoạt nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

    - Đổi mới việc giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh: HS từ việc thụ động nhận nhiệm vụ học tập theo định hướng có sẵn trong SGK chuyển sang chủ động nhận nhiệm vụ học tập, xây dựng kế hoạch thực hiện các dự án học tập theo gợi ý của GV.

    - Đổi mới kiểm tra đánh giá.

    - Tăng cường công tác phối hợp với CMHS

    - Để tránh việc xây dựng chương trình nhà trường chỉ là hình thức hoặc hô hào phong trào, sau mỗi học kì cần có đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời.

    Xin bà chia sẻ kinh nghiệm công tác gắn kết các nguồn lực để tổ chức các hoạt động giáo dục được thực hiện như thế nào?
    Hoài Nam - Hà Nội

    Cô Lê Thị Loan:
    Trường THCS Cổ Nhuế 2 là trường có bề dày 60 năm xây dựng và phát triển. Đã đạt chuẩn quốc gia năm 2019, đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3 - mức cao nhất trong năm 2018.

    Trường có số lượng học sinh đông, thuộc top đầu của quận Bắc Từ Liêm; Đội ngũ nhà giáo có năng lực và trình độ chuyên môn vững vàng, đáp ứng nhu cầu giảng dạy.

    [​IMG]

    Giáo viên trường THCS Cổ Nhuế 2 sinh hoạt chuyên môn.

    Chương trình nhà trường đã được xây dựng và thực hiện mạnh mẽ trong 4 năm học vừa qua. Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, Sở GD&ĐT, UBND quận Bắc Từ Liêm, Phòng GD&ĐT. Tạo ra các mối quan hệ gắn kết, chia sẻ của các tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh cũng như nhân dân trên địa bàn quận.

    Nhà trường chú trọng phát triển các mối quan hệ với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn để bồi dưỡng, đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

    Thưa cô Giang, việc xây dựng nhà trường tốt cần xây dựng cả văn hóa học đường, phòng chống bạo lực học đường, vậy trường hợp giáo viên đổ lỗi do áp lực công việc nên đánh học sinh thì sao?
    Hieen79...@gmail.com

    Cô Nguyễn Hương Giang:
    Chào bạn!

    Hiện nay, ở một số nơi có hiện tượng giáo viên đánh học sinh và đổ lỗi do áp lực công việc hoặc do học sinh quá đông, không nghe lời, nên dẫn đến việc giáo viên đánh học sinh. Tuy nhiên, đối với giáo viên, việc đánh học sinh là không nên.

    [​IMG]

    Cô Hương Giang (phải): "Theo mình, kỷ luật là cần thiết nhưng theo hướng tích cực".

    Bản thân mỗi giáo viên khi đứng trong môi trường giáo dục đều đã được nắm bắt tất cả khó khăn đó nên phải trang bị cho mình kiến thức về tâm lý và kỹ năng xử lý tình huống để bình tĩnh giải quyết sự việc đó. Bởi đó cũng chính là một phần quan trọng trong công việc.

    Thực tế, việc đánh học sinh sẽ phản tác dụng và đem lại tâm lý tiêu cực cho học sinh. Việc tìm phương pháp giáo dục nào phù hợp với từng đối tượng học sinh là việc nên làm đối với giáo viên. Theo mình, kỷ luật là cần thiết nhưng theo hướng tích cực!

    Việc phát triển chương trình nhà trường đến nay góp phần giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học như thế nào?
    Nguyễn Lâm - Đà Nẵng

    Cô Lê Thị Loan:
    Phát triển Chương trình nhà trường ở THCS Cổ Nhuế 2 đến nay đã góp phần giúp cho giáo viên nhà trường đổi mới phương pháp dạy học: Trong quản lý, BGH đã thay đổi quan điểm chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn.

    [​IMG]

    Cô Lê Thị Loan (phải): "Trường THCS Cổ Nhuế 2 tăng cường đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; trong đó giáo viên chủ động, tích cực đổi mới phương pháp dạy học...".

    Tăng cường đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; trong đó giáo viên chủ động, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cán bộ quản lý lấy kết quả tiến bộ của học sinh và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường làm thước đo đánh giá.

    Thay đổi khi xác định mục tiêu bài giảng: Hướng đến không chỉ là kiến thức mà còn quan tâm đến kỹ năng, thái độ của học sinh;

    Thiết kế bài giảng: Giáo viên tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh tìm hiểu kiến thức, thoát và bỏ được lối dạy truyền thụ kiến thức một chiều. Tăng cường hoạt động nhóm, hoạt động trải nghiệm, giao nhiệm vụ học tập cho học sinh tìm hiểu kiến thức.

    Thay đổi trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, kịp thời theo sát quá trình tiến bộ của học sinh.

    Theo cô, việc tổ chức sinh hoạt các chuyên đề về phát triển chương trình nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục có cần thiết không? Ở trường cô thực hiện việc này như thế nào?
    ...hoahong12@gmail.com

    Cô Nguyễn Hương Giang:
    Theo tôi, việc tổ chức sinh hoạt các chuyên đề theo hướng nghiên cứu bài học về phát triển chương trình nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là rất cần thiết. Bởi, thông qua các chuyên đề, giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn sẽ họp để thống nhất nội dung xây dựng chuyên đề, phương pháp thực hiện và tổ chức thực hiện chuyên đề. Từ đó, qua những trải nghiệm sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm và tìm ra phương pháp phù hợp để áp dụng đại trà vào thực tế các tiết dạy.

    Ở trường THCS Tây Tựu, chúng tôi xây dựng các chuyên đề cấp trường ở tất cả các bộ môn. Ví dụ, đầu năm học, các tổ, nhóm sẽ đăng ký các tiết chuyên đề, sau đó, tổ nhóm chuyên môn bắt tay vào việc thảo luận, xây dựng và triển khai tiết chuyên đề. Sau khi thực hiện tiết chuyên đề, cả nhóm chuyên môn lại tiếp tục cùng góp ý, rút kinh nghiệm và triển khai áp dụng vào các tiết dạy đại trà.

    Theo cô, khi mới bắt tay vào phát triển chương trình nhà trường sẽ phải chú ý những công tác nào?
    ducduy19...@gmail.com

    Cô Lê Thị Loan:
    [​IMG]

    Cô Lê Thị Loan – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

    Trường THCS Cổ Nhuế 2 khi mới bắt tay vào xây dựng Chương trình, nhà trường đã nghiên cứu rất kỹ Hướng dẫn số 791 ngày 25/6/2013 của Bộ GD&ĐT cùng các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT Bắc Từ Liêm;

    Đồng thời phân tích rõ thực trạng của nhà trường: đội ngũ, cơ sở vật chất, nhu cầu thực tế của địa phương, đặc điểm của học sinh nhà trường. Trong đó đội ngũ là yếu tố quan trọng nhất. Điểm nữa là mục tiêu nhà trường hướng đến trong phát triển Chương trình nhà trường (đầu ra) là những gì để xây dựng kế hoạch cụ thể.

    Thưa cô, phần phát triển năng lực người học mà đặc biệt là hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nhiều nhà quản lý cho rằng phải là giáo viên có kinh nghiệm mới làm tốt, điều này có thực sự đúng không?
    Việt Cường, Hoàng Mai, HN

    Cô Nguyễn Hương Giang:
    [​IMG]

    Cô Nguyễn Hương Giang - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Tây Tựu, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

    Theo tôi, không nhất thiết là giáo viên có kinh nghiệm mà bất cứ giáo viên nào có tâm huyết với nghề, chịu khó tìm tòi, đều có thể làm tốt. Thậm chí, đối với những hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo viên trẻ có nhiều ưu thế hơn bởi các bạn năng động, tiếp cận tốt với công nghệ thông tin, bắt kịp xu thế nên có óc sáng tạo tốt.

    Gửi câu hỏi ở đây
    Vui lòng viết tiếng Việt có dấu

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này