Công ty Thiết kế web

Giáo viên nghệ thuật: Từng bước xóa bỏ tâm lý ngại bồi dưỡng, đổi mới

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 15/12/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    Nhiều băn khoăn về chương trình bồi dưỡng

    Thực trạng chương trình bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật ở các trường phổ thông được PGS Đào Đăng Phượng chỉ ra với không ít băn khoăn. Theo đó Từ năm học 2020 – 2021, chương trình GDPT mới đã bắt đầu triển khai ở lớp 1 bậc Tiểu học. Tuy nhiên, bồi dưỡng riêng cho giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật chưa có chương trình chuẩn, độc lập. Việc bồi dưỡng cho giảng viên cốt cán chỉ là tập huấn chung với các môn học khác. Vì thế, mục tiêu bồi dưỡng chưa được xác định cụ thể, không có được chương trình hoàn thiện để đáp ứng với lộ trình triển khai chương trình GDPT mới.

    Chương trình GDPT mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, hiện đại và tích cực hóa hoạt động của người học, hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực ở học sinh. Theo cách tiếp cận này, chương trình bồi dưỡng chưa bám sát mục tiêu đề ra, chưa bám sát đối tượng là giáo viên các bậc học ở các trình độ đào tạo, năng lực khác nhau.

    Ngoài ra, hoạt động bồi dưỡng chưa cho thấy sự cần thiết phải cải cách hướng tiếp cận mới, chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực trong dạy và học, định hướng phát triển, chuẩn hóa, hiện đại hóa... Hoạt động bồi dưỡng chưa đem đến tình yêu nghề, hình thành năng lực nghề nghiệp của giáo viên, từ đó thay đổi cách nhìn của xã hội về bộ môn, giáo viên Âm nhạc Mĩ thuật.

    [​IMG]

    PGS.TS Đào Đăng Phượng.

    Về cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng, theo PGS Đào Đăng Phượng, yêu cầu về qui mô, chất lượng bồi dưỡng đối với bộ môn đặc thù không như các môn học khác. Xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm riêng của từng địa phương, vùng miền, ngày càng đòi hỏi sự chuẩn bị, đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bồi dưỡng đội ngũ. Trong khi đó, thực tế cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực tài chính còn nhiều bất cập ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo bồi dưỡng của các địa phương, các nhà trường phổ thông cũng như của cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật.

    Giải pháp bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật trường phổ thông

    PGS Đào Đăng Phượng cho rằng, cần giải quyết sớm bài toán mất cân đối về giáo viên ở tiểu học; tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng để đáp ứng đủ số lượng giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật cho bậc THCS và THPT bước chuẩn bị khi thực hiện chương trình GDPT mới. Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật cần tập trung vào phương pháp dạy học, cách tiếp cận theo hướng phát triển năng lực nghệ thuật kết hợp với các năng lực cơ bản khác như: ngoại ngữ, tin học, phát triển chương trình, tổ chức các hoạt động học tập trong nhà trường.

    Bộ GD&ĐT mới có Quyết định quy định về các module bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chương trình phổ thông mới. Cho biết điều này, theo PGS Đào Đăng Phượng, hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật cần chú trọng bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức thông qua kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống sư phạm; kỹ năng kiềm chế cảm xúc; kỹ năng giải quyết xung đột và vấn đề giữ gìn hình ảnh, uy tín, danh dự nhà giáo. Đẩy mạnh nâng cao trình độ đào tạo của giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật để đạt chuẩn, đảm bảo tính đồng đều. Từng bước xóa bỏ tâm lý ngại bồi dưỡng, đổi mới; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, sử dụng công nghệ và các hoạt động bổ trợ khác phù hợp trong nhà trường phổ thông.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa/ INT

    Đặc biệt nhấn mạnh giải pháp về hoàn thiện chương trình và triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật cho các trường phổ thông, theo PGS Đào Đăng Phượng, cần thực hiện đổi mới công tác bồi dưỡng thường xuyên từ chương trình, tài liệu đến phương thức tổ chức thực hiện theo hướng tăng cường tính tự học, tự bồi dưỡng của người học gắn với trách nhiệm của nhà trường và cơ quan quản lý giáo dục.

    Xây dựng chương trình bồi dưỡng với các module cụ thể, phù hợp với các kế hoạch, phương pháp tổ chức bồi dưỡng theo chủ đề. Chú trọng kiểm tra, đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng.

    Chương trình bồi dưỡng cần cụ thể với từng nhóm đối tượng giáo viên để họ thấy được sự cần thiết phải thay đổi hướng tiếp cận, thay đổi định hướng phát triển. Bồi dưỡng lòng yêu nghề, bồi dưỡng năng lực khám phá bản thân về nghề nghiệp của mình, thay đổi cách nhìn của xã hội về môn học và giáo viên nghệ thuật.

    PGS Đào Đặng Phượng cũng cho rằng, chương trình bồi dưỡng cần tập trung vào xây dựng các khối kiến thức chung, kiến thức chuyên môn... Có kế hoạch, phương pháp tổ chức bồi dưỡng theo chủ đề, gắn với việc tích hợp, lồng ghép... phù hợp với từng nhóm đối tượng giáo viên, với đối tượng, điều kiện của nhà trường; tương thích với nội dung thực hiện và gắn bó chặt chẽ với nội dung chương trình GDPT mới.

    Việc bồi dưỡng bám sát định hướng phát triển năng lực, giúp giáo viên có được hướng hoạt động phù hợp với điều kiện, đặc điểm của mình; phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật, từ đó áp dụng thực tiễn dạy học môn nghệ thuật ở phổ thông.


    “Tôi cho rằng, nên tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật theo từng nội dung hoặc chủ đề để giáo viên tự học, tự bồi dưỡng. Trên cơ sở đó, thiết kế một số giáo án mẫu, các tiết dạy minh họa thể hiện cách thức dạy học theo hướng đổi mới của Chương trình GDPT 2018 để giáo viên có thể học tập, vận dụng.

    Đặc biệt, cần tập trung để các trường ĐH sư phạm nghệ thuật là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nội dung, tài liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng. Đây là khâu then chốt để đảm bảo chất lượng trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật trong nhà trường phổ thông. Các cơ quan quản lý, các địa phương, các cơ sở đào tạo giáo viên và các trường phổ thông cần đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ về cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng” PGS Đào Đăng Phượng cho hay.


    Hải Bình

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này