Cô trò Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) Thế nào là triết lý GD? Theo TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến - nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT - Trong nhiều tài liệu, thuật ngữ philosophy of education được dịch là triết học GD hoặc triết lý GD, tuỳ theo ngữ cảnh. Dường như trong ngôn ngữ phương Tây, hai thuật ngữ triết học GD và triết lý GD được sử dụng đồng nghĩa với nhau. Tuy nhiên, trong nhận thức của người Việt, giữa hai thuật ngữ có một sắc thái khác biệt về nội hàm và vấn đề là cần làm rõ sự khác biệt đó. TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến làm rõ: Cả triết học GD và triết lý GD đều đề cập đến những vấn đề cơ bản của GD liên quan đến: Bản chất của GD? GD cho ai? GD để làm gì? GD cái gì? GD như thế nào? Sự khác nhau ở chỗ, triết học GD tìm cách trả lời các vấn đề cơ bản của GD, xuất phát từ các quan điểm triết học cụ thể về con người và thế giới; có thể hình thành các triết thuyết khác nhau; triết học GD không chứng minh được, chỉ có thể tin hoặc không tin; và đây là công việc của các triết gia. Từ phân tích của mình, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến cho rằng: Theo thông lệ quốc tế, nhìn chung không có quy định về triết lý GD trong bất kỳ văn bản pháp quy nào. Vì vậy, không cần có quy định về triết lý GD trong Luật GD (sửa đổi). Cần sửa đổi, bổ sung các quy định về mục tiêu, tính chất, định hướng phát triển GD để thể chế hóa một cách phù hợp triết lý GD Việt Nam trong bối cảnh mới. Trong khi đó, triết lý GD là sự phát biểu về các niềm tin liên quan đến các vấn đề cơ bản của GD, trên cơ sở chấp nhận các quan điểm của một hoặc vài triết thuyết về GD. Có vô số các triết lý GD. Triết lý GD dùng để định hướng sự phát triển của GD. Đây là công việc của nhà giáo, cán bộ quản lý GD. TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến cũng nêu ra có triết lý GD ở các cấp độ khác nhau, từ nhà giáo, nhà trường, đến hệ thống GD quốc dân. Triết lý GD cá nhân (nhà giáo) là tuyên bố của nhà giáo về các niềm tin triết học về GD của mình, từ đó xác định cách nhìn nhận cá nhân về việc dạy, việc học, các dự kiến công việc, các mong muốn… Ở Mỹ, triết lý GD cá nhân là một văn bản thuộc hồ sơ nhà giáo và được định kỳ cập nhật, bổ sung. Văn bản này khoảng 1-1,5 trang giấy A4. Triết lý GD nhà trường là tuyên bố về các niềm tin của nhà trường đối với GD, nhà giáo, người học, cộng đồng, xã hội; các mục tiêu mong muốn; các việc phải làm về chương trình GD, trường lớp… Đây cũng là bắt buộc đối với các trường học Mỹ và là một nội dung của kiểm định chất lượng. Biểu hiện cụ thể có thể là một tuyên bố về sứ mệnh, tầm nhìn, quy chế hoặc bất cứ tuyên bố tương tự nào khác, khoảng 1 - 4 trang A4. Triết lý GD quốc gia cũng đựợc hiểu theo nghĩa rộng là bất kỳ tuyên bố nào về mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn, vai trò… của GD quốc gia. Đó là tuyên bố về những niềm tin nhất định và cụ thể liên quan đến những vấn đề cơ bản của GD, xuất phát từ việc chấp nhận các quan điểm triết học GD của một triết thuyết hoặc nhiều triết thuyết nào đó. Phát triển GD đều phải dựa trên triết lý GD vững vàng Cần tư duy nhất quán TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến cho rằng, triết lý GD Việt Nam được biểu hiện thông qua những phát biểu tường minh về sứ mệnh, mục tiêu, nguyên lý, định hướng phát triển GD. Triết lý GD Việt Nam khẳng định niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân vào bản chất và mục tiêu GD, tính chất và nguyên lý GD, vai trò của GD… Triết lý GD Việt Nam cũng được định kỳ cập nhật, bổ sung qua từng giai đoạn phát triển suốt hơn 70 năm phát triển của GD cách mạng Việt Nam. Cơ sở triết học của triết lý GD Việt Nam là triết học GD xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Hồ Chí Minh. “Vì vậy, vấn đề không phải là ở chỗ GD Việt Nam không có một triết lý phát triển. Vấn đề là ở chỗ, Việt Nam đang xây dựng một nền GD xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường. Từ đó dẫn đến mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn. Hệ quả là sự xung đột giữa con người lý tưởng của GD xã hội chủ nghĩa với con người thực dụng của kinh tế thị trường. Vì thế nảy sinh sự lung lay về niềm tin, tức là đụng đến cái gốc của triết lý GD. Xét trên phương diện triết lý GD, để xác lập niềm tin trong bối cảnh mới, cần tư duy lại một cách nhất quán các vấn đề cơ bản của GD, kể cả các vấn đề vốn được coi là bất biến” - TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến nêu quan điểm. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X ghi rõ: “Đổi mới tư duy GD một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền GD nước nhà…”. Nhắc đến nội dung này, theo TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, xét ở góc độ triết lý GD quốc gia, hiểu theo nghĩa là sự phát biểu ở cấp cao nhất về sứ mệnh, vị trí, vai trò, mục đích, định hướng phát triển GD, thì Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa (bổ sung, phát triển năm 2011) đã làm rõ: “GD-ĐT có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển GD-ĐT cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho GD-ĐT là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời” . “Nếu hiểu triết lý GD quốc gia là sự phát biểu ở cấp cao nhất về mục tiêu, tính chất, nguyên lý, định hướng phát triển GD thì GD Việt Nam từ trước đến nay vẫn vận động dưới sự dẫn dắt của một triết lý GD. Trong 32 năm đổi mới vừa qua triết lý GD này được quy định bởi các quan điểm chỉ đạo của Đảng về đổi mới GD và được thể chế hóa trong Luật GD, Luật GDĐH, Luật GDNN. Trong giai đoạn hiện nay, triết lý GD được quy định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước và được cụ thể hóa trong Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT”, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến kết luận. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .