Công ty Thiết kế web

Hà Nội đề xuất tăng mức thu các khoản phí và lệ phí

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi test, 1/6/20.

  1. test

    test New Member

    Hà Nội đề xuất tăng mức thu các khoản phí và lệ phí
    Sáng nay, 1-6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội.

    [​IMG]

    Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Nguyễn Đức Hải.

    Theo dự thảo Nghị quyết, Hà Nội đề nghị được thí điểm với thời gian 5 năm các chính sách (3 nội dung thu, 4 nội dung chi và 2 nội dung vay) để phát triển kinh tế xã hội.
    Đáng chú ý, Hà Nội đề xuất được thu loại phí chưa được quy định trong danh mục phí, lệ phí theo Luật Phí và lệ phí. TP đồng thời muốn được tăng mức thu phí không quá 1,5 lần đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí (không kể các loại phí thuộc nguồn thu của ngân sách sách trung ương hưởng 100%).
    Trình bày báo cáo thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính-Ngân sách (TCNS) Nguyễn Đức Hải cho hay Thường trực Ủy ban TCNS thấy rằng, thẩm quyền bổ sung các khoản phí, lệ phí chưa có trong Danh mục ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí đã được giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nay Chính phủ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội cho phép thí điểm giao cho HĐND TP Hà Nội thực hiện quyền hạn này.
    Đây thực chất là để phân cấp cho Hà Nội quyết định bổ sung các khoản phí, lệ phí nhằm tạo sự linh hoạt, chủ động cho TP trong việc tổ chức thực hiện Luật phí, lệ phí. Quy định này tương thích với cơ chế thí điểm đối với TP.HCM theo Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội. Vì vậy, cơ bản nhất trí với nội dung Chính phủ trình.
    Về việc cho phép tăng mức hoặc tỷ lệ thu phí không quá 1,5 lần đối với các loại phí (không kể loại phí thuộc nguồn thu ngân sách trung ương hưởng 100%), ông Hải cho biết đa số ý kiến đồng ý với đề nghị của Chính phủ, nhưng đề nghị không quy định trần tăng thu. Mức tăng cụ thể do HĐND TP quyết định trên cơ sở thực tế và có sự đồng thuận của nhân dân. "Bên cạnh đó, có ý kiến đồng ý với việc tăng mức thu phí 1,5 lần so với quy định hiện hành nhưng phải kiểm soát, quản lý chặt chẽ, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến thị trường và xã hội”.

    Về đề xuất cho Hà Nội được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất, ông Hải cho biết Thường trực UB Tài Chính - Ngân sách nhất trí với đề nghị của Chính phủ vì quy định này tương thích với cơ chế thí điểm đối với TP.HCM theo Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội.

    Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc bán tài sản công có nhiều khó khăn, quy trình và thủ tục phức tạp, kéo dài. Vì vậy, để đảm bảo quy định này có tính khả thi, đề nghị UBND TP cần chủ động có Đề án tổng thể và đánh giá đầy đủ nguồn thu, lộ trình và kế hoạch, tổ chức thu từ lĩnh vực này trên địa bàn TP để trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng khoản thu này là nguồn thu thuộc 100% của ngân sách trung ương, do đó, để giảm áp lực mất cân đối trong thời gian tới, đề nghị mức được giữ lại từ các khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công sau khi trừ đi các khoản chi theo quy định do TP quản lý là 40% (thấp hơn 50% do Chính phủ trình). Ý kiến khác đề nghị cần rà soát lại các khoản chi phí được trừ để xác định số thu bán tài sản công còn lại theo đúng quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công.
    Về đề xuất cho Hà Nội được giữ lại toàn bộ số thu từ sắp xếp, cổ phẩn hóa DNNN, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp, ông Hải cho hay đa số ý kiến cơ bản nhất trí với nội dung Chính phủ trình và đề nghị Thành phố báo cáo số liệu cụ thể của các doanh nghiệp nhà nước và dự kiến nguồn thu này.
    Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ rà soát lại một số văn bản quy định về việc sử dụng nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh, Thành phố là đại diện chủ sở hữu để sửa đổi cho thống nhất với Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) (hoặc các khoản thu này theo quy định của Luật NSNN là 100% của thu ngân sách địa phương thì không quy định lại trong Nghị quyết này).
    “Cũng có ý kiến cho rằng, để không gây ảnh hưởng cân đối của ngân sách trung ương, đáp ứng nhu cầu thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025 xin đề nghị cân nhắc việc để lại toàn bộ số thu này, có thể mức để lại cho TP Hà Nội bằng khoảng 70% so với mức Chính phủ đề xuất là hợp lý. Tuy có thấp hơn so với mức thí điểm đối với TPHCM nhưng thể hiện đúng nghĩa Thủ đô vì cả nước trong bối cảnh khó khăn cân đối ngân sách nhà nước do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19” – Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách nói.
    Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết nguồn dư cải cách tiền lương của HN năm 2019 còn gần 29.000 tỉ đồng, nếu tính cả năm 2020 thì có gần 40.000 tỉ. Hiện dự trữ tài chính cải cách tiền lương của Hà Nội đảm bảo đủ cho nguồn lực phục vụ cải cách tiền lương giai đoạn từ nay đến năm 2025.

    [​IMG]

    Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

    Ông Chung cũng cho hay hiện tổng tài sản cổ phần hóa các doanh nghiệp Hà Nội còn khoảng 25.000 tỉ tiền theo giá trị vốn. Thời gian qua, TP tiến hành cổ phần hóa và đã thu được 11.000 tỉ đồng. “Các cụ lão thành nhiều thế hệ nói là tiền này do TP đầu tư nên phải giữ lại. Lần này có thể nói Quốc hội quyết định được cái này thì các cụ lão thành rất phấn khởi” – ông Chung nói.


    Theo đó, ông Chung tha thiết đề nghị cho Hà Nội được giữ số tiền này đề đầu tư xây dựng đường sắt đô thị. Trong đó tuyến đường sắt đô thị ga Hà Nội -Hoàng Mai trị giá khoảng hơn 40.000 tỉ; tuyến đường sắt đô thị Văn Cao - Hòa Lạc khoảng 66.000 tỉ. “Chúng tôi xin làm hai tuyến đường sắt này hoàn toàn bằng vốn của Hà Nôi. Một là chúng tôi lấy từ vốn cổ phần hóa, 2 là vốn từ 5 năm bỏ ra 15.000 và cái thứ 3 là sẽ từ phát hành trái phiếu để làm toàn bộ đường sắt này Hà Nội có thể tự làm được” – ông Chung nói

    Ông Chung cũng cho biết Hà Nội xin được tăng tỷ lệ vốn ODA từ trung ương để đầu tư dự án xử lý ô nhiễm trên địa bàn, trong đó có xử lý môi trường nước sông Đáy, sông Nhuệ. “Hiện nay Hà Nội chỉ mới vay 8.400 tỉ, cho nên, dư địa để thời gian tới vay làm 2 việc này (xử lý ô nhiễm) là còn rất nhiều” – ông Chung nói.


    Theo dự thảo Nghị quyết, Hà Nội đề nghị các nội dung gồm “3 thu, 4 chi, 2 vay” về tài chính, ngân sách.
    Cụ thể về thu ngân sách, Hà Nội đề nghị được thu phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí, đồng thời tăng mức hoặc tỷ lệ thu phí không quá 1,5 lần đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí (không kể các loại phí thuộc nguồn thu của ngân sách sách trung ương hưởng 100%); được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất; được hưởng toàn bộ số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa DNNN, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do UBND Thành phố làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.
    Về chi ngân sách, Hà Nội đề HĐND TP được quyết định dự toán, phân bổ ngân sách thành phố bảo đảm phù hợp với các định hướng cơ cấu lại ngân sách, phát triển KTXH và các lĩnh vực quan trọng theo quy định của Quốc hội và Chính phủ; được sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; được sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách địa phương để đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng, đầu tư xây dựng mới các hạng mục công trình thiết yếu. Cùng đó là được sử dụng ngân sách cấp TP hỗ trợ các địa phương khác (trong nước), cho phép các quận sử dụng ngân sách của cấp quận để hỗ trợ các huyện khó khăn của thành phố Hà Nội phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.
    Về vay, Hà Nội đề nghị mức dư nợ vay của ngân sách thành phố không vượt quá 90% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp; được tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính với thời gian không quá 36 tháng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư quan trọng đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn…​

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này