Công ty Thiết kế web

Hàng quán khó thực hiện tiêu chí ngồi xa nhau 1 m

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi postbai, 29/4/20.

  1. postbai

    postbai New Member

    Ngày 23-4, TP.HCM ban hànhBộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP”.

    Bộ tiêu chí yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đạt hoặc có thực hiện tiêu chí đánh giá 5, 9 và 10 thì mới được phép hoạt động. Nội dung ba tiêu chí này bao gồm: Khu vực ăn uống yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu giữa hai người là 1 m; người phục vụ phải đeo khẩu trang; đo nhiệt kế cho khách khi vào ăn uống; có đầy đủ dung dịch sát khuẩn cho người ăn.

    Bên cạnh đó, TP.HCM cũng ra quy định cấm tập trung trên 20 người cùng lúc. Tuy nhiên, khảo sát của Pháp Luật TP.HCM cho thấy đa phần quán nhậu, tiệm ăn và thực khách không thực hiện đủ những tiêu chí và quy định nói trên.

    Cho ngồi nhậu nhưng phải cách 1 m

    Gần 20 giờ ngày 27-4, quán bò tơ trên địa bàn quận 12, TP.HCM vẫn sáng đèn và khách ngồi kín hơn 10 bàn. Thế nhưng khách vẫn tiếp tục vào lai rai.

    PV nhẩm đếm số lượng khách tại thời điểm này phải trên 40. Hơn nữa, tất cả khách cùng bàn ngồi gần nhau, người này cách người kia cao lắm 0,5 m.

    PV bắt chuyện, một thực khách cho biết không khí trong bàn nhậu chỉ sôi động khi mọi người cụng ly. Ngồi xa quá, mỗi lần cụng ly phải chồm người sẽ không thoải mái.

    Lý giải lượng khách tập trung cùng lúc quá đông, chủ quán cho rằng khách đến phải tiếp, không thể từ chối.

    [​IMG]

    Quán lẩu cá kèo ở quận 3, TP.HCM luôn đông vào buổi trưa và khách ngồi gần nhau để dễ nói chuyện. Ảnh: TRẦN NGỌC (Chụp lúc 12 giờ 15 ngày 27-4).

    Chuyện riêng tư không thể ngồi xa, nói lớn

    Trưa cùng ngày, PV vào quán lẩu cá kèo trên địa bàn quận 3, TP.HCM. Trong quán, PV thấy gần 30 khách ăn uống vui vẻ. Một nhóm sáu người ngồi cạnh bàn PV vừa ăn vừa nói cười thoải mái, người này ngồi gần người kia.

    “Ăn là phải nói chuyện mới hứng thú. Với lại chuyện riêng tư không thể để người khác nghe nên phải ngồi gần. Ngồi xa 1 m phải nói lớn, gây ồn ào và khó chịu cho người khác. Chưa hết, thức ăn dễ văng khỏi miệng khi giọng to, mất vệ sinh” - một khách nói với PV.


    Tôi sẽ kiến nghị để đoàn kiểm tra thông cảm

    9/10 tiêu chí đánh giá cái nào tôi cũng có thể khắc phục và làm được. Riêng tiêu chí khách phải ngồi cách nhau 1 m thật là khó bởi có người trao đổi công việc, cũng có người nói chuyện riêng tư. Sắp tới có đoàn kiểm tra, tôi phải nêu vấn đề này để họ thông cảm.

    Chị T. - chủ một quán cà phê ở Gò Vấp

    Bà M. (chủ quán) chia sẻ: “Quy định cách xa 1 m chỉ phù hợp khi khách đi một mình. Khách từ hai người trở lên khó yêu cầu họ thực hiện khoảng cách nói trên, nhất là một nam một nữ vì ngồi gần họ dễ gắp thức ăn cho nhau và nhỏ to tâm sự”.

    “Quán bố trí một nhân viên đo thân nhiệt và nhắc nhở khách rửa tay bởi hai tiêu chí này dễ làm. Còn quy định chỉ tập trung cùng lúc 20 người trở xuống khó thực hiện bởi trưa khách vô đông, không thể không tiếp” - bà M. nói.

    Tương tự, tại quán cà phê trên địa bàn quận Gò Vấp, PV ghi nhận khách đi riêng lẻ ngồi xa hơn 1 m nhưng đi chung lại ngồi gần nhau, thậm chí một đôi nam nữ chụm đầu thỏ thẻ.


    Buộc đóng cửa nếu tổng tiêu chí an toàn dưới 50%

    Mỗi tiêu chí đánh giá được chấm điểm từ 0 tới 10. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống buộc phải đóng cửa nếu tổng tiêu chí an toàn dưới 50%. Từ 50% đến 100% và các tiêu chí 5, 9, 10 đều đạt hoặc có thực hiện thì cơ sở được phép hoạt động.

    Thời gian này, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tự đánh giá 10 tiêu chí và khắc phục sớm những tiêu chí thiếu an toàn. Sau đó Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM kết hợp với quận, huyện kiểm tra và sẽ đóng cửa cơ sở không đạt.

    PGS-TS PHẠM KHÁNH PHONG LAN,
    Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này