Ông Trần Xuân Nhĩ phát biểu tại buổi góp ý Thực hiện kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 26, Chính phủ đã giao Bộ GD&ĐT tiếp tục lấy ý kiến nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 1/2019 . Tại buổi góp ý, ông Nguyễn Đức Cường - Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ GD&ĐT) cho biết, hiện Thường trực Ban soạn thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) tiếp tục lắng nghe ý kiến của các cơ quan, tổ chức trong đó có Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam để chỉnh lý dự thảo Luật với 11 nhóm vấn đề, bao gồm 19 nội dung: Triết lý giáo dục; Hướng nghiệp và phân luồng; Chính sách cử tuyển; Đầu tư của nhà nước; Học phí; xã hội hóa; Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo; Chính sách học bổng; Phân công công tác cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp; Vấn đề bình đẳng giới; Vấn đề trường chuyên, trường chất lượng cao và trường nội trú; Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; Vấn đề liên thông; Thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học; Vấn đề tự chủ của cơ sở giáo dục; Quản lý nhà nước; Quy hoạch mạng lưới; Kiểm định chất lượng giáo dục và về kỹ thuật lập pháp. Theo ông Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, 11 nhóm vấn đề với 19 nội dung dự kiến tiếp thu và xin ý kiến để chỉnh lý dự thảo luật giáo dục (sửa đổi) đều là những vấn đề đang được xã hội và Hiệp hội quan tâm; trong đó có vấn đề triết lý giáo dục, học phí và xã hội hóa giáo dục… Về triết lý giáo dục, Hiệp hội đồng ý phương án 1, nên biên tập, bổ sung theo quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Mục B, Điểm I Nghị quyết 29 về đổi mới, căn bản toàn diện GD-ĐT. Các chuyên gia giáo dục của Hiệp hội cho rằng, triết lý giáo dục là tư tưởng tổng quát, để xác định chủ trương, đường lối xây dựng và phát triển giáo dục. Trong Nghị quyết 29 thể hiện khá đầy đủ các tư tưởng đó. Đề nghị Bộ GD&ĐT mời một số nhà ngôn ngữ, nhà giáo dục hàng đầu, một số đại biểu Quốc hội hợp sức biên soạn. Về vấn đề này, ông Trần Xuân Nhĩ góp ý thêm, Ban soạn thảo nên lựa chọn cụm từ dễ nhớ, dễ hiểu về triết lý giáo dục. Từ đó đề ra các mục tiêu, nguyên tắc, nguyên lý giáo dục… Đối với quy định về học phí, Hiệp hội đồng ý có chỉnh sửa thêm của Ban soạn thảo. Tuy nhiên khi sửa cần lưu ý: Thứ nhất, Điều 97 dự thảo quy định trẻ em mầm non 5 tuổi ở trường công lập không phải đóng học phí. Việc quy định cứng “trẻ em 5 tuổi” có thể gây phiền hà khi có trẻ là đối tượng trên nhưng không khớp tuổi quy định. Thứ hai, Điều 97 dự thảo quy định “trẻ em mầm non 5 tuổi ở cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; học sinh tiểu học, THCS trường tư thục được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí cho cơ sở giáo dục dân lập, tư thục” và giao cho HĐND cấp tỉnh tự định đoạt. Tuy nhiên, ở khoản 2 quy định việc trên chỉ thực hiện trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách nhà nước. Trước mắt ưu tiên thực hiện ở vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Quy định trên chỉ có thể áp dụng cho đối tượng ưu tiên. Theo Hiệp hội, quy định như vậy chỉ nên đưa vào chính sách khuyến khích xã hội hóa ở địa bàn khó khăn. Thứ ba, đề nghị nhấn mạnh cơ chế tính học phí bằng cách có một khoản ở Điều 97, viết rõ học phí là bù đắp chi phí dịch vụ đào tạo. Cách làm là chỉnh sửa đoạn cuối Điều 97 thành Khoản 5 về Nguyên tắc xây dựng mức thu học phí ở các trường dân lập, tư thục với nội dung: “Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và các dịch vụ khác bảo đảm bù đắp chi phí dịch vụ đào tạo và có tích lũy hợp lý. Thực hiện công khai chi phí đào tạo và mức thu theo cam kết trong đề án thành lập trường, công khai cho từng khóa học, cấp học, từng năm học theo quy định”. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .