Công ty Thiết kế web

Hóc hai dị vật nhưng đi điều trị viêm phổi

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi postbai, 17/1/20.

  1. postbai

    postbai New Member

    Ngày 17-1, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cho biết vừa nội soi lấy thành công hai dị vật bị bỏ quên trong người một bệnh nhân.

    Trước đó, ông Lê Văn Tại (82 tuổi, quê Long An) điều trị bệnh viêm phổi tại một bệnh viện ở TP.HCM và được xuất viện.

    Tuy nhiên, sau một tuần, tình trạng sốt, ho, khó thở ngày càng tăng nên ông được đưa nhập lại vào Bệnh viện Thống Nhất. Tại đây, các bác sĩ ghi nhận ông có dấu hiệu khó thở do nhiễm trùng. Thăm khám phổi thì phát hiện thấy có bất thường ở phổi nên tiến hành chụp X-quang, CT ngực thì phát hiện dị vật ở hai vị trí phổi bên phải.

    [​IMG]

    Dị vật vỏ thuốc còn nguyên vỏ chui vào phổi cụ ông. Ảnh: BVCC

    Các bác sĩ đã tiến hành nội soi ống mềm hai lần để lấy dị vật ra cho ông Tại. Dị vật lần đầu được gắp ra là một viên thuốc còn nguyên vỏ bọc có kích thước 1,5 x 1,5 cm. Dị vật gắp ra lần hai là đầu tăm kích thước 10 mm nằm sâu ở thùy dưới bên phải.

    Hiện bệnh nhân đã ổn định và sẽ xuất viện trong vài ngày tới.

    Ông Tại cho biết không có răng nên ăn uống không được kỹ càng và không rõ hai dị vật trên lọt vào cơ thể lúc nào không hay.

    [​IMG]

    Dị vật đầu tăm kẹt sâu trong phổi cụ ông được lấy ra. Ảnh: BVCC

    BS CK2 Ngô Thế Hoàng, Trưởng Khoa hô hấp Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM, cho biết dị vật thường bị bỏ quên, bỏ sót ở người lớn tuổi.

    Tùy theo vị trí kẹt, dị vật có thể gây nghẽn đường thở, chất tiết ra không được lưu thông ra phía bên ngoài nên bệnh nhân rất dễ viêm phổi, tái đi tái lại.

    “Nếu lâu ngày không điều trị, không phát hiện được, không lấy dị vật ra sẽ gây ra đông đặc phổi, xẹp phổi, thậm chí là áp xe phổi. Nguy cơ áp xe có thể gây vỡ màng phổi, màng tim gây ra những biến chứng lâu dài. Nặng hơn nữa, bệnh nhân có thể bị nhiễm khuẩn huyết” - BS Hoàng cảnh báo.

    Theo BS Hoàng, khi bị hóc dị vật, nạn nhân thường có những biểu hiện như ho sặc sụa, khó thở, tím tái mặt mày…

    Nếu trẻ em bị hóc dị vật, chúng ta nên sử dụng thủ thuật Heimlich để đẩy dị vật ra. Còn đối với người lớn, người hỗ trợ nên đứng phía sau, đỡ bệnh nhân đứng thẳng, mặt hướng về phía trước, hai tay ôm bụng sát trên xương ức của nạn nhân, dùng cả thân người mình giật mạnh từ trước ra sau và từ dưới lên trên, làm tăng áp lực trong lồng ngực tống dị vật ra.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này