Công ty Thiết kế web

Học sinh chuyển từ “biết” sang “làm” như thế nào trong chương trình mới?

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 11/12/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    PGS.TS Nguyễn Xuân Thành – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) – cho rằng: Với nội dung nói trên, chương trình mới đã tạo thuận lợi cho giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Các môn học không quy định cứng số tiết trên tuần mà chỉ quy định số tiết trên năm để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường, tổ chuyên môn chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp…

    Đòi hỏi tổ chức hoạt động học chủ động, tích cực


    Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo yêu cầu của chương trình mới đòi hỏi giáo viên phải tổ chức cho học sinh hoạt động học một cách chủ động, tích cực, cả trong và ngoài lớp học.

    Đối với các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thì cần phải tăng cường hoạt động thực hành, trải nghiệm của học sinh, có thể ở trong phòng thí nghiệm, có thể ở vườn trường và ở những không gian khác nhau phù hợp với nội dung của bài học. Khi đó, học sinh luôn luôn được giao những nhiệm vụ học tập phải hoàn thành. Giáo viên và nhà trường cần phải thực hiện được như trên để tạo cơ hội cho học sinh phát triển phẩm chất, năng lực, tránh nhàm chán.

    PGS Nguyễn Xuân Thành

    Theo PGS Nguyễn Xuân Thành, yêu cầu cần đạt trong các chủ đề của chương trình mới đều thể hiện rõ học sinh phải làm được gì với kiến thức được trang bị trong chủ đề đó. Vì vậy, nội dung và phương pháp dạy học trong mỗi chủ đề đều phải đáp ứng yêu cầu này. Với SGK, mỗi bài học cũng được quy định với 4 phần cơ bản là mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng; tương ứng với các hoạt động học sẽ được tổ chức cho học sinh thực hiện. Với cách làm này, sẽ đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi từ "biết" sang "làm" đúng như là mục tiêu của chương trình.

    Để học sinh được phát triển phẩm chất năng lực thì giáo viên phải tổ chức cho học sinh hoạt động. Học sinh sẽ phải tự làm những nhiệm vụ mà giáo viên giao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp; rồi phải nói với bạn về những việc mình đã làm được; phải nghe bạn nói về việc mà bạn đã làm... Vì vậy, sự nhút nhát của học sinh (nếu có) sẽ dần được khắc phục trong môi trường ấy. Đó cũng là mục tiêu của chương trình phát triển năng lực.

    [​IMG]

    PGS Nguyễn Xuân Thành

    Trả lời câu hỏi: Những hoạt động nào gắn với thực tế để học sinh lớp 1 phát huy được năng lực của mình trong tiếp thu kiến thức? PGS Nguyễn Xuân Thành nêu rõ:

    Mọi hoạt động học đều có thể gắn với thực tế để học sinh phát huy được năng lực của mình. Ví dụ: Để học sinh lớp 1 thực hiện các phép tính trong phạm vi 100, thì những nhiệm vụ giao cho học sinh thực hiện trong quá trình học tập luôn có thể sử dụng những đồ vật ở xung quanh để học sinh thực hành, vận dụng kiến thức. Qua đó, học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức 1 cách thông thường mà sẽ có cơ hội để phát triển những năng lực có liên quan. Những hoạt động học khác như đọc, viết,... thì cũng tương tự, đều có thể gắn với thực tiễn trong môi trường sống xung quanh các em.

    Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK mới

    Liên quan đến bồi dưỡng giáo viên để các thầy cô có thể thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới, PGS Nguyễn Xuân Thành chia sẻ: Việc bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới cũng như việc bồi dưỡng thường xuyên về lâu dài sẽ được thực hiện theo hình thức kết hợp giữa bồi dưỡng qua mạng và bồi dưỡng trực tiếp. Đồng thời, tăng cường bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn tại các trường, cụm trường ở địa phương với sự hỗ trợ đồng nghiệp của đội ngũ giáo viên cốt cán.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa/ INT

    Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang triển khai theo mô hình này bằng cách: xây dựng một hệ thống bồi dưỡng qua mạng để mọi giáo viên có thể tiếp cận trực tiếp với nguồn tài liệu từ trung ương; đồng thời phát triển hệ thống giáo viên cốt cán ở các địa phương để thực hiện chủ trương trên.

    Riêng với SGK, PGS Nguyễn Xuân Thành cho biết: Bộ GD&ĐT triển khai tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về chương trình, về phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chương trình. Theo đó, SGK là phương tiện để giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động học, khai thác những nội dung bài học để chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng kiến thức. Sau khi các SGK được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt, cho phép sử dụng thì các nhà xuất bản có SGK được phê duyệt sẽ tổ chức tập huấn cho giáo viên sử dụng các SGK theo tinh thần trên.

    Trước ý kiến lo lắng về đội ngũ giáo viên Tin học và Ngoại ngữ khi triển khai chương trình mới, PGS Nguyễn Xuân Thành cho rằng: Hiện nay, môn Ngoại ngữ và Tin học ở tiểu học là môn tự chọn và cũng được đông đảo học sinh lựa chọn. Nhiều địa phương, nhà trường đã đáp ứng được nhu cầu này. Khi thiết kế chương trình mới, với các môn nói trên là bắt buộc, thì đã có sự tính toán để đảm bảo khả thi.

    “Mặt khác, chương trình mới được áp dụng theo hình thức cuốn chiếu. Ở tiểu học, bắt đầu từ lớp 3 mới có môn Ngoại ngữ, Tin học là bắt buộc, nghĩa là sẽ thực hiện từ năm học 2022-2023; do đó, chúng ta có thời gian để chuẩn bị để các trường sư phạm đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy Ngoại ngữ, Tin học đáp ứng yêu cầu” – PGS Thành cho hay.

    Trước câu hỏi tại sao trong dạy học phát triển năng lực học sinh, dạy học phân hóa là bắt buộc, PGS Nguyễn Xuân Thành trả lời: Về nguyên tắc, việc dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh phải tạo điều kiện cho mọi học sinh có cơ hội phát triển hết tiềm năng của bản thân. Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên sẽ phải tổ chức hoạt động học cho học sinh thực hiện, trong đó, phải coi trọng hoạt động của cá nhân để đảm bảo không hạn chế những học sinh có khả năng vượt trội, cũng không để một học sinh nào phải tụt lại phía sau. Đó chính là tư tưởng của dạy học phân hóa.

    Hải Bình

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này