Công ty Thiết kế web

Học sinh THCS học 5 ngày/tuần: Cần chủ động nhập cuộc

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 2/11/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    Xu thế tất yếu

    Theo ông Nguyễn Phúc Tăng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Cần Thơ, học 5 ngày/tuần được nhiều quốc gia triển khai có hiệu quả. Đối với nước ta, khi cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư, Chương trình GDPT mới sắp được triển khai, việc học 5 ngày/tuần đối với cấp trung học là xu thế tất yếu.

    Tại TP Cần Thơ, một số trường học đang có kế hoạch triển khai dạy học 5 ngày/tuần, như Trường THCS Thới Hòa (quận Ô Môn), THCS Tân Lộc (quận Thốt Nốt); THCS Hưng Phú (quận Cái Răng)… Cấp THPT đã có Trường THPT Nguyễn Việt Dũng triển khai dạy 2 buổi/ngày và Trường THPT Trần Đại Nghĩa đang có kế hoạch triển khai.

    Năm học 2019 - 2020, Trường THCS Lương Thế Vinh (quận Ninh Kiều) cũng có kế hoạch triển khai dạy học 5 ngày/tuần nhưng do số học sinh lớp 6 quá tải nên thiếu phòng, không triển khai được. Do vậy, Sở tư vấn cho trường theo hướng, thay vì triển khai cho tất cả 4 khối THCS nên triển khai thí điểm cho các khối lớp bảo đảm có đủ số phòng theo tình hình thực tế về cơ sở vật chất của nhà trường.

    Ông Nguyễn Phúc Tăng cho rằng, muốn triển khai dạy học 5 ngày/tuần trước hết phải bảo đảm cơ sở vật chất, đặc biệt phải có tối thiểu 30% số lượng phòng trống. Đối chiếu với thực trạng cơ sở vật chất, các trường học địa bàn các quận, huyện (trừ một số trường ở trung tâm quận Ninh Kiều) có thể triển khai học 5 ngày/tuần. Riêng quận Ninh Kiều khó triển khai là do quận trung tâm, sĩ số học sinh đông, khó bảo đảm 30% số lượng phòng trống để các em học trái buổi.

    [​IMG]

    Học 5 ngày/tuần vẫn bảo đảm để HS không bị quá tải, dồn ép mà cảm nhận nhẹ nhàng được, tiếp thu kiến thức. Ảnh minh họa/ INT

    Tại Hà Nội, thực hiện việc nghỉ học 2 ngày cuối tuần mà vẫn bảo đảm thời lượng các môn học, giải pháp của các trường học là xây dựng các lớp học bán trú. Trường THCS Việt Nam Angêri (quận Thanh Xuân) đã tổ chức học bán trú cho khối HS lớp 6, lớp 7.

    Tuy nhiên, lãnh đạo nhà trường cho rằng: Nếu nghỉ học thứ 7, các tiết học có thể sẽ phải dồn lên cho các ngày trong tuần, khiến cho việc dạy và học áp lực. Trái với lo lắng trên, một số giáo viên lại bày tỏ quan điểm nên nghỉ ngày thứ 7 để thầy lẫn trò có thêm thời gian tái tạo sức lao động, học tập. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của gia đình vẫn làm việc thứ 7, không có thời gian trông con, nên chăng các trường tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm để HS vẫn đến lớp.

    Linh hoạt trong thực hiện

    Nhận định về hiệu quả triển khai học 5 ngày/tuần, ông Tăng khẳng định: Sẽ có nhiều thuận lợi, nhất là các trường có thêm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong và ngoài nhà trường. Như TP Cần Thơ trong thời gian qua triển khai Dạy học gắn liền với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương; học sử tại di tích, tại bảo tàng…

    Điều quan trọng nhất là học sinh, thầy cô giáo có được ngày thứ 7 và Chủ nhật để nghỉ ngơi, thư giãn, sinh hoạt bên gia đình. Đây là khoảng thời gian cần thiết trong cuộc sống hiện đại. Khi triển khai học 5 ngày/tuần, giáo viên cũng có thời gian dành cho việc tự học, tự nghiên cứu hay tham gia các hoạt động trải nghiệm, bồi dưỡng học sinh giỏi, hỗ trợ học sinh yếu...

    Cũng theo ông Tăng, song song với học 5 ngày/tuần cần lưu ý công tác bán trú. Nhu cầu cho con học bán trú cấp trung học của phụ huynh rất cao. Do vậy, điều quan trọng là cần sự quyết tâm, nguồn lực từ phía nhà trường và sự chung tay của xã hội hóa. Tuy nhiên, khi triển khai bán trú cấp trung học nhà trường phải quản lý chặt chẽ học sinh từ khâu ăn ở, sinh hoạt, bảo đảm an toàn thực phẩm…


    Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức học 5 ngày/tuần ở địa phương còn nhiều khó khăn, bà Phạm Thị Hòa - Hiệu trưởng Trường THCS Lùng Vai, xã Lùng Vai, huyện Mường Khương (Lào Cai) cho biết: Khâu bán trú cho gần 20 HS không thuộc diện bán trú được nhà trường chủ động sắp xếp. Hiện nay, bữa ăn trưa được bố mẹ chuẩn bị sẵn ở nhà để HS mang tới trường ăn. Còn chỗ nghỉ trưa, nhà trường bố trí cho HS nghỉ ngay tại lớp học có đủ đèn điện, quạt mát, nước uống. Ngoài ra, các em có thể xuống khu bán trú nhà trường (đầy đủ giường chiếu, chăn..) để nghỉ.

    Sự chuyển đổi nhẹ cũng kéo theo một số phát sinh đòi hỏi phòng GD&ĐT phải nắm bắt sát sao để chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường nhanh chóng giải quyết và ổn định tốt nhất việc học tập HS.
    Bà Nguyễn Thị Minh Xuân

    Còn theo bà Nguyễn Thị Minh Xuân - Trưởng phòng GD&ĐT Mường Khương (Lào Cai), nghỉ thứ 7 đồng nghĩa dạy học 5 ngày/tuần. Tuy nhiên, việc lên thời khóa biểu của Ban giám hiệu cũng không vì thế khó khăn hơn, vẫn bảo đảm được việc sắp xếp đan xen các tiết học, môn học hợp lý. Học 5 ngày/tuần vẫn bảo đảm để HS không bị quá tải, dồn ép mà cảm nhận nhẹ nhàng được, tiếp thu kiến thức, phát triển toàn diện từ kiến thức tới kĩ năng…

    Đồng tình quan điểm trên, theo ông Nguyễn Phúc Tăng, khi triển khai học 5 ngày/tuần, điều đáng chú ý là các trường không được dồn thời khóa biểu theo kiểu cơ học. Thời khóa biểu không để quá nhiều môn học trong cùng một ngày, khiến cả thầy và trò đều mệt. Việc sắp xếp thời khóa biểu đòi hỏi sự khéo léo, năng động của hiệu trưởng mỗi trường, bảo đảm tính khoa học, vừa sức học trò, hiệu quả giáo dục…

    Tốt nhất là cân đối số môn học giữa 2 buổi và đặc thù của từng môn. Ban đầu có thể tâm lý giáo viên bị ảnh hưởng vì nhịp độ làm việc tăng lên, do đó đòi hỏi giáo viên phải thích ứng. Đội ngũ quản lý cũng cần linh động trong việc bố trí giáo viên, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc dạy, học.

    Từ năm 2017, Bộ GD&ĐT có công văn hướng dẫn thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường. Các trường có thể căn cứ vào văn bản này để xây dựng thời khóa biểu dạy học phù hợp với điều kiện giảng dạy và năng lực của HS, nếu “khéo co” hoàn toàn có thể cho HS nghỉ học ngày thứ Bảy.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này