Công ty Thiết kế web

Huawei và những bài toán để trở thành một nhà sản xuất hàng đầu

Thảo luận trong 'Điện thoại - Máy tính bảng - Laptop - PC' bắt đầu bởi anhvankiet_262, 23/1/19.

  1. anhvankiet_262

    anhvankiet_262 Active Member

    https://hauionline.edu.vn

    [​IMG]

    Đối với làng công nghệ ngày nay, Trung Quốc không còn bị xem là một vùng đất của sự đạo nhái, sao chép mà chính là một thủ phủ - nơi đang vươn mình mạnh mẽ với hàng tá phòng thí nghiệm về điện toán lượng tử, AI và nhiều lĩnh vực thông minh khác.


    Và để thay đổi được như thế, những thương hiệu lớn nội địa đang góp một phần quan trọng. Trong số đó có thể nhắc đến Huawei, một công ty sắp bước lên ngôi vị nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 2 trên thế giới (The New York Times cho biết).

    Mate 10 Pro, một chiếc smartphone của Huawei lên kệ gần đây với xấp xỉ nghìn đô đang khiến rất nhiều khách hàng băn khoăn. Bởi lẽ, đối với một sản phẩm đến từ Trung Quốc, đây là một mức giá được cho là quá "chát".

    Huawei Mate 10 và Mate 10 Pro
    Chát vì Huawei chưa phải là một cái tên gì đó như Lexus, Canon hay Samsung - những thương hiệu mà người dùng cả thế giới biết đến về chất lượng đi kèm giá thành tương xứng.

    Dù ý kiến của mọi người là vậy nhưng Hoa Vi thì nghĩ khác, họ cho rằng thế giới sẵn sàng trả giá cao cho một sản phẩm đến từ Trung Quốc.

    Và hiện hãng đang mang Mate 10, Mate 10 Pro "tiến đánh" sang cả châu Âu, Trung Đông và nhiều quốc gia châu Á. Ngoài ra, Huawei cũng đàm phán với nhà mạng lớn AT & T để đưa những sản phẩm của họ đến với thị trường Mỹ.

    Trước hết, Huawei cần xây dựng thương hiệu ở quê nhà


    Ở Trung Quốc, Huawei được biết đến rất nhiều và công ty hiện đang dẫn đầu so với các thương hiệu nội địa khác. Theo công ty nghiên cứu Canalys, Huawei đã đạt được doanh số 39 triệu điện thoại trong quý gần nhất trong khi Apple có doanh số 47 triệu máy.


    Glory Cheung, giám đốc tiếp thị thiết bị tiêu dùng của Huawei cho biết:

    "Chúng tôi đang chứng kiến những dấu hiệu tích cực khi mọi người đã nhìn ra sự thay đổi thương hiệu (Huawei) ở mức độ lớn, sang một công ty phong cách và sáng tạo. Tôi nghĩ đó là dấu hiệu tốt."

    Tuy vậy, thách thức hiện giờ của Huawei cũng còn rất lớn khi mà họ cần làm gì cho người dùng đón nhận và trung thành với thương hiệu của mình. Glory Cheung cho biết hãng sẽ tiếp tục đầu tư vào việc cải thiện tính năng hơn là quảng bá và tiếp thị sản phẩm.

    Còn đối với người Trung Quốc, sản phẩm của Huawei trước nay đều khá phù hợp với túi tiền, duy chỉ có Mate 10 mới ra với giá 600 USD thì nhiều người cho rằng nên mua iPhone thì hơn.

    Giám đốc điều hành của Huawei Richard Yu, ra mắt dòng sản phẩm Mate 10 tại Munich
    Nhưng công bằng mà nói, bộ đôi Mate 10, với vi xử lý AI cho phép nó nhận diện người và dịch văn bản chính là một thành tựu mà Huawei có được kể từ lần đầu tiên bước chân vào thế giới Android (năm 2009).

    Từ đó đến nay, hãng đã đầu tư rất nhiều vào thiết kế và công nghệ, mở một trung tâm riêng tại Luân Đôn (Anh) và một cơ sở nghiên cứu & phát triển ở Phần Lan.

    "Bộ vi xử lý mới cho phép các smartphone thực hiện các tác vụ nhanh hơn, tiêu thụ ít năng lượng hơn và vì không có dữ liệu nào được gửi đến các máy chủ từ xa nên máy sẽ bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn.", Christophe Coutelle, phó giám đốc tiếp thị phần mềm của Huawei phát biểu.

    Sau đó "giải bài toán" để thu hút người dùng và trở thành thương hiệu toàn cầu


    Việc tập trung vào quyền riêng tư có thể giúp Huawei xâm nhập vào thị trường lớn và đang bị bỏ ngõ như Hoa Kỳ. Được biết kể từ năm 2012, hoạt động kinh doanh thiết bị mạng của công ty này đã bị cấm ở Mỹ vì các cáo buộc về việc theo dõi người dùng.

    Và trước đây, Hoa Vi cũng từng vướng lùm xùm xung quanh chuyện vi phạm bản quyền sáng chế và việc mua lại các công ty Mỹ mà không thông báo với chính quyền.

    Scarlett Johansson trong quảng cáo với Huawei P9
    Hiện nay, sự hiện diện trên trường quốc tế của Huawei đi kèm với lực lượng lao động đa dạng (sắc tộc) khiến họ giống một tập đoàn đa quốc gia hơn là một công ty nội địa của Trung Quốc.

    Đây là một dấu hiệu tốt dành cho Huawei nhưng để trở thành một thương hiệu thu hút người dùng thì họ cần giải nhiều bàn toán hơn nữa.

    Với việc bắt tay cùng những ngôi sao hạng A như Scarlett Johansson đóng quảng cáo cho mình, Huawei đang ngày càng chứng minh được sự bành trướng của họ bên ngoài Trung Quốc.

    Và song song với việc quảng bá, hãng này cũng khá nghiêm túc đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển. Hoa Vi đã dành ra hơn hơn 10% doanh thu tổng thể và một nửa nhân viên của mình vào quá trình đổi mới sản phẩm.

    Trong khi đó họ cũng thành công khi triển khai những tính năng thú vị và đặc trưng, chẳng hạn như vẽ gõ "cốc cốc" vào máy để chụp màn hình, gõ cốc cốc rồi vẽ chữ S để chụp toàn bộ trang web,...

    Tạm kết


    Cách đây nhiều năm, Francisco Jeronimo, một nhà phân tích của công ty nghiên cứu IDC từng cười khẩy khi nghe các giám đốc điều hành của Huawei phát biểu về việc trở thành một nhà sản xuất điện thoại hàng đầu thế giới.

    Và rồi hôm nay, ông nói: "Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu như họ trở thành số 1". Điều đó đã chứng minh sự nỗ lực của Huawei đã được ghi nhận!

    Tuy nhiên, không biết trên con đường trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới thì Huawei còn phải gặp những thử thách nào nữa?

    Và bạn có tin họ hiện thực hóa được giấc mơ này hay không, cùng cho ý kiến nhé!

    Xem thêm: Huawei đang là một thế lực đáng gờm tại thị trường Châu Âu
     

trang này