Công ty Thiết kế web

Khổ sở với 'tay voi' sau phẫu thuật ung thư vú

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi truonghuong, 25/1/19.

  1. truonghuong

    truonghuong Active Member

    [​IMG]


    Cánh tay phải chị Trần Thị Hoa (44 tuổi, ngụ TP.HCM) bị phù lên rất to sau 13 năm phẫu thuật ung thư vú - Ảnh: XUÂN MAI


    BS.CKII Nguyễn Anh Luân - trưởng khoa Ngoại 4 Bệnh viện Ung bướu - cho biết phù nề cánh tay bên vú bị bệnh (phù mạch bạch huyết - "tay voi") là một trong những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật ung thư vú.

    Tại Bệnh viện Ung bướu có 20 - 30% chị em sau phẫu thuật ung thư vú gặp biến chứng này.

    Theo đó, bệnh nhân bị ung thư vú sẽ phải cắt tuyến vú và nạo vét hạch nách. Trường hợp có nhiều hạch di căn thì phải tia xạ vào vùng nách để phòng tái phát di căn.

    Chính việc phẫu thuật nạo vét hạch nách và tia xạ đã lấy đi những đường dẫn lưu bạch huyết từ cánh tay về tuần hoàn chung, khiến bạch huyết ở tay dần dần ứ trệ, gây hiện tượng phù.

    Với cánh tay phải bị phù to, căng, nặng nề, chị Trần Thị Hoa (44 tuổi, ngụ TP.HCM) chia sẻ năm 2006, chị phát hiện ung thư vú và phẫu thuật ngay sau đó. Để tránh bệnh tái phát, chị được các bác sĩ nạo toàn bộ hạch nách phải.

    "Hiện sức khỏe tạm ổn nhưng cánh tay phải thì bị sưng vù, căng cứng, nặng nề. Điều này khiến cuộc sống tôi bị đảo lộn vì sinh hoạt rất khó khăn" - chị Hoa lo lắng.

    Bên cạnh, chị N.T.T.P. (40 tuổi, ngụ quận 7) lại cho biết bản thân không bị phù tay sau phẫu thuật ung thư vú.

    [​IMG]


    BS.CKII Trần Nguyên Hà - trưởng khoa Nội 4 (trái) và BS.CKII Nguyễn Anh Luân - trưởng khoa Ngoại 4 (phải) trả lời câu hỏi của bệnh nhân tại Hội trường khu xạ trị gia tốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - Ảnh: XUÂN MAI


    Bệnh nhân phải "kiêng" gì?

    BS.CKII Trần Nguyên Hà - trưởng khoa Nội 4 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - cho hay hiện tượng phù nề cánh tay bên vú bị bệnh có thể xảy ra ngay hoặc vài năm sau điều trị.

    Để tránh và hạn chế phù tay sau phẫu thuật, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không xách nặng 5kg; không chích thuốc, truyền dịch; không châm cứu, chích lễ, cạo gió, thoa dầu nóng, giác hơi; không mặt áo có dây thun siết chặt ở cánh tay áo; không mặc áo ngực quá chặt.

    Ngoài ra, bệnh nhân cần đeo găng tay bảo vệ khi giặt quần áo, nấu ăn, may vá; khi ngủ tránh nằm nghiêng lâu bên vú phẫu thuật; không tự ý lái xe 2 bánh suốt đường dài liên tục mỗi ngày…

    Trên thế giới, bệnh ung thư vú là 1 trong 5 bệnh gây tử vong cao nhất. Khoảng 20 phụ nữ thì có 1 người được đánh giá là có nguy cơ bị ung thư vú.


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này