Công ty Thiết kế web

Khởi động từ Contactor và những điều cần biết

Thảo luận trong 'Các loại sản phẩm/dịch vụ khác' bắt đầu bởi binhduongaec, 5/11/22.

  1. binhduongaec

    binhduongaec Member

    Khởi động từ Contactor và những điều cần biết

    Khởi động từ có vẻ như không còn quá xa lạ khi nhắc đến đối với những người sử dụng điện nhất là các công trình lớn. Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu một số thông tin liên quan đến khởi động từ nhé!

    Khởi động từ (contactor) là một loại khí cụ điện dùng để điều khiển từ xa việc đóng/ngắt, đảo chiều và bảo vệ quá tải. Khi sử dụng contactor ta có thể điều khiển mạch điện từ xa có phụ tải với điện áp định mức lên đến 500V, dòng định mức 780A.

    Khởi động từ có một contactor gọi là khởi động từ đơn thường để đóng/ngắt động cơ điện. Khởi động từ có hai contactor gọi là khởi động từ kép dùng để thay đổi chiều quay của động cơ gọi là khởi động từ đảo chiều. Muốn bảo vệ ngắn mạch phải lắp thêm cầu chì.

    Cấu tạo

    Contactor được cấu tạo gồm các thành phần: nam châm điện, hệ thống dập hồ quang, hệ thông tiếp điểm.

    Nam châm điện: Gồm có cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm, lõi sắt, lò xo tác dụng đẩy phần nắp trở về vị trí ban đầu.

    Hệ thống dập hồ quang: Khi chuyển mạch, một số các tiếp điểm bị cháy và mòn dần, vì vậy cần hệ thống dập hồ quang.

    Hệ thống tiếp điểm: Hệ thống tiếp điểm của contactor trong tủ điện liên hệ với phần lõi từ di động qua bộ phận liên động về cơ.

    Tiếp điểm chính: Có khả năng cho dòng điện lớn đi qua, là tiếp điểm thường đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của contactor trong tủ điện.

    Tiếp điểm phụ: Có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A. Tiếp điểm phụ có hai trạng thái: thường đóng và thường hở.

    Tiếp điểm thường đóng: là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng khi cuộn dây nam châm trong contactor ở trạng thái nghỉ. Tiếp điểm này hở ra khi contactor ở trạng thái hoạt động..
    [​IMG]
    Xem thêm:

    biến tần

    sửa chữa biến tần

    tủ biến tần giá rẻ


    Nguyên lý hoạt động:

    Khi cấp nguồn trong tủ điện điều khiển bằng giá trị điện áp định mức của contactor vào hai đầu của cuộn dây quấn trên phần lõi từ cố định thì lực từ tạo ra hút phần lõi từ di động hình thành mạch từ kín (lực từ lớn hơn phản lực của lò xo), contactor ở trạng thái hoạt động. Lúc này nhờ vào bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điẻm làm cho tiếp điểm chính đóng lại, tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái (thường đóng sẽ mở ra, thường hở sẽ đóng lại) và duy trì trạng thái này. Khi ngưng cấp nguồn cho cuộn dây thì contactor ở trạng thái nghỉ, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.

    Phân loại

    Có một số cách có thể phân chia khởi động từ

    • Điện áp định mức của cuộn dây hút: 36V, 127V, 220V, 380V, 500V.

    • Kết cấu bảo vệ chống các tác động bởi môi trường xung quanh: hở, bảo vệ, chống bụi, nước, nổ…

    • Khả năng làm biến đổi chiều quay động cơ điện: không đảo chiều quay và đảo chiều quay

    • Số lượng và loại tiếp điểm: thường mở, thường đóng.

    Ứng dụng của contactor

    Contactor là thiết bị điều khiển để đóng mở cung cấp nguồn cho một thiết bị công suất tải lớn: máy lạnh lớn, động cơ kéo tải lớn… Khác với relay nguồn điều khiển là một chiều điện áp thấp, contactor nguồn điều khiển là loại xoay chiều điện áp cao.

    Trong công nghiệp contactor được sử dụng để điều khiển vận hành các động cơ hay thiết bị điện, để an toàn khi vận hành. Đây là một giải pháp tự động hóa bằng phương pháp cơ điện. Phương pháp này không xử lý những quá trình phức tạp nhưng nó đơn giản và ổn định cao, dễ sửa chữa.

    Trong ngành tự động hóa ngày nay đòi hỏi xử lý những công việc có tính chất phức tạp và khó khăn, nên cần phải có sự can thiệp của bộ xử lý nên phương pháp cơ điện tử ra đời để đáp ứng được những quá trình: đóng gói sản phẩm, ép nhựa… Contactor vẫn là thiết bị sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp tự động hóa việc sản xuất.
     

trang này