Công ty Thiết kế web

Không để học sinh sống vô cảm

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 18/4/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    [​IMG]
    Bên cạnh trang bị kiến thức HS cần được GD giá trị sống. Ảnh: Bắc Việt


    Bệnh vô cảm trong học trò

    Cô Đỗ Thị Tuyết Nhung - Trường THPT Xuân Áng (Phú Thọ) phân tích: Trong xã hội hiện nay, bệnh vô cảm diễn ra ngày càng phức tạp, đặc biệt đối với giới trẻ trong đó có HS. Thực trạng trẻ vị thành niên có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, phạm tội, ứng phó không lành mạnh dễ mắc các tệ nạn xã hội, sống ích kỷ, vô cảm, thờ ơ trước cuộc sống của người khác.

    Trong các nhà trường phổ thông, trạng thái trơ lì cảm xúc của HS đang diễn ra ngày càng nhiều. Chương trình GD THPT đang nghiêng nhiều hơn về kiến thức, việc GD phẩm chất và kĩ năng sống chưa thực sự được quan tâm và đầu tư phù hợp; thời gian dành cho các hoạt động sinh hoạt tập thể, ngoại khóa chưa nhiều. Do đó việc GD HS chủ yếu dồn vào các tiết sinh hoạt cuối tuần.

    Một nguyên nhân khác cũng khiến HS sống thiếu tình yêu thương, thiếu niềm tin cuộc sống, cảm xúc… là bởi gia đình, cha mẹ ít GD con về sự đồng cảm với những người xung quanh; chưa thực sự quan tâm và có hình thức để GD lối sống, đạo đức. Trong khi đó mặt trái của công nghệ thông tin, của kinh tế thị trường, sự phát triển và hội nhập kinh tế, lối sống thực dụng… đã ảnh hưởng không nhỏ đến GD. Trong đó, đối tượng chịu tác động nhiều nhất là HS THPT.

    Xã hội không khỏi lo lắng, khi tình trạng bạo lực học đường diễn ra ngày càng phức tạp trong thời gian gần đây. Tuy nhiên càng xót xa hơn khi hàng loạt HS chứng kiến bạn cùng lớp, cùng trường… bị đánh đập dã man, lột quần áo, bị chửi bới xúc phạm mà không hề phản ứng, can ngăn hay kêu gọi sự can thiệp từ bên ngoài để giải cứu cho bạn.

    Chỉ cần các em biết sống yêu thương hơn, không vô cảm trước nỗi đau của người khác để từ đó có những ứng phó, can thiệt kịp thời thì chắc hẳn bạo lực học đường đã được hạn chế hoặc bị ngăn chặn. Chắc chắn, những HS là nạn nhân của các vụ bạo lực do bạn mình gây ra đã không phải gánh chịu những trận đòn thù, sự chửi bới lăng mạ, đe dọa… gây hoang mang, sang chấn tâm lý, tinh thần…

    [​IMG]

    • Nhiều HS thờ ơ, đứng nhìn bạn bị bắt nạt. Ảnh: IT

    Để HS không vô cảm

    Để HS biết chia sẻ, đấu tranh vì lẽ phải, không vô cảm trước những hành động trái đạo đức… thì việc bồi dưỡng phẩm chất “sống yêu thương” vô cùng quan trọng.

    Cũng với mong muốn ấy, cô Đỗ Thị Tuyết Nhung - Trường THPT Xuân Áng (Phú Thọ) đã sáng tạo phương pháp GD thông qua xây dựng, thực hiện chuyên đề “Bồi dưỡng phẩm chất sống yêu thương cho HS” qua giờ sinh hoạt.

    Để thực hiện chuyên đề này, cô Nhung dùng biện pháp lồng ghép, tích hợp GD kĩ năng sống, phẩm chất, năng lực cho HS trong các bài giảng, đồng thời đổi mới tổ chức hiệu quả các giờ sinh hoạt tập thể (chào cờ, ngoại khóa…), đặc biệt là giờ sinh hoạt lớp hàng tuần. Xây dựng các chủ đề sinh hoạt phù hợp; tổ chức cho HS các hoạt động trải nghiệm…

    GD bồi dưỡng phẩm chất “sống yêu thương” cho HS không chỉ gợi lên một cách làm hiệu quả về GD đạo đức, mà hơn thế, các nhà trường có thể nghiên cứu và nhân rộng phương pháp GD này trong bối cảnh bạo lực học đường ngày càng phát triển về số lượng, phức tạp về tính chất như hiện nay.

    Các chủ đề được đề cập trong giờ sinh hoạt hàng tuần là: Gia đình và mái trường; tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Những tấm lòng nhân ái giữa đời thường... Tùy theo từng chủ đề mà có cách GD, truyền tải thông điệp khác nhau. Có khi là HS được nghe GV kể chuyện có liên quan để dẫn dụ vào nội dung cần GD; GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi; theo dõi video; hình ảnh, cho HS tự bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc dưới nhiều hình thức; Cho HS chuẩn kiến thức bằng sơ đồ tư duy…

    Những tiết sinh hoạt bồi dưỡng phẩm chất “sống yêu thương” được thông qua nhiều phương pháp của cô Đỗ Thị Tuyết Nhung đã thu được những kết quả đáng mừng. Về phía HS, các em được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động tập thể với tinh thần tích cực, hào hứng, sôi nổi, mạnh dạn tự tin hơn, dám thể hiện mình trước tập thể. Một số HS có cơ hội được thể hiện năng lực, năng khiếu, bày tỏ ý kiến của bản thân.

    HS cũng có thêm hiểu biết và thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ, thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn, biết điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, năng lực, sở trường của mình. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm có cơ hội nhiều hơn để hiểu được từng đối tượng HS, gần gũi các em hơn. GV là người hiểu sâu sắc năng lực, sở thích của từng HS để có kế hoạch và biện pháp GD phù hợp, đem lại hiệu quả. Giáo viên chủ nhiệm cũng sẽ tích lũy thêm những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, ngày càng yêu nghề, tâm huyết, gắn bó với nghề hơn.


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này