Công ty Thiết kế web

Không dễ thỏa thuận giảm giá thuê mặt bằng mùa dịch

Thảo luận trong 'Nhà Đất - Bất Động Sản' bắt đầu bởi mshoangthuy, 30/4/20.

  1. mshoangthuy

    mshoangthuy Member

    Số liệu này vừa được CBRE, công ty môi giới và tư vấn đầu tư bất động sản (BĐS), công bố hôm 29-4 trong báo cáo đo lường phản ứng của thị trường đối với sự ảnh hưởng của COVID-19.

    Theo CBRE, mặc dù giãn cách xã hội đã được nới lỏng, phần lớn các ngành hàng vẫn chưa được phép đi vào kinh doanh như bình thường. Doanh thu dự kiến tháng 4 sẽ sụt giảm 90%-100% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 60%-70% so với tháng 3.

    Tình hình hiện tại buộc các chủ đầu tư phải tiếp tục thực hiện những chính sách ưu đãi nhằm giảm gánh nặng chi phí, cũng như tạo khoảng thời gian phục hồi cho khách thuê vượt qua giai đoạn khó khăn.

    [​IMG]

    Nhiều mặt bằng có vị trí đẹp đang tìm khách thuê mới. Ảnh minh họa

    Hồi tháng 2, chủ đầu tư vẫn chờ đợi và chưa thực sự đưa ra một tín hiệu cụ thể để hỗ trợ giá thuê cho khách hàng. Đến tháng 3, khi Chính phủ đưa ra quyết định đóng cửa các địa điểm vui chơi, ăn uống và giải trí thì chủ đầu tư đã bắt đầu phải đưa ra các chính sách hỗ trợ, chủ yếu giảm giá thuê mặt bằng dao động 10%-30% tùy lĩnh vực kinh doanh.

    Sang tháng 4, nhiều chủ nhà sẵn sàng đưa ra mức hỗ trợ lên đến 50%-100% tiền thuê mặt bằng. Đối với mặt bằng nhà phố, mức giảm thường rơi vào 20%-30%. Ngoài ra, các chủ nhà cũng linh hoạt hơn trong điều khoản đặt cọc, thanh toán và tích cực hỗ trợ khách thuê dưới nhiều hình thức.

    Tuy nhiên, theo khảo sát của PLO, thực tế không phải chủ nhà nào cũng tự nguyện hoặc vui vẻ giảm giá thuê. Theo anh Thể, chủ của 3 salon tóc tại khu vực quận 7, quận 9, chia sẻ: "Từ sau tết thì lượng khách đã thưa thớt hẳn so trước. Sang tháng 4, cả 3 tiệm của tôi đều đóng cửa nhưng chủ nhà vẫn thông báo thu tiền đủ 100%. Tôi phải trao đổi rất nhiều, nếu không giảm giá, tôi buộc phải hủy hợp đồng thuê thì chủ nhà mới chịu giảm giá thuê 30%".

    Không may mắn như vậy, chị Bảo Ngọc, Giám đốc Công ty May mặc Bảo Ngọc, chia sẻ: "Tôi thuê căn nhà trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa có tổng diện tích gần 500 m2, giá mới tăng đầu năm lên 152 triệu đồng/tháng. Khi có dịch, việc kinh doanh gần như đóng băng. Cầm cự được 3 tháng thì tôi buộc phải trả mặt bằng. Mặc dù dịch bệnh là việc bất khả kháng nhưng chủ nhà ban đầu nhất định không chịu trả gần 415 triệu đồng tiền đặt cọc cho tôi. Sau nhiều lần thương lượng, tôi chỉ nhận lại được 50%, số còn lại mất trắng".

    Tương tự, anh Trung, Giám đốc điều hành hệ thống mầm non tư thục gồm 5 cơ sở, cũng gặp khó khăn với chủ cho thuê mặt bằng. "Từ sau Tết tới nay, 5 cơ sở đều phải đóng cửa, không có lấy một đồng doanh thu. Mỗi mặt bằng tôi thuê giá 45 đến hơn 50 triệu/tháng. Thế nhưng chỉ có 2 chủ nhà đồng ý giảm tiền thuê 10-%20%, còn lại vẫn giữ nguyên. Chúng tôi phải gánh chi phí quá nặng nề" - anh Trung lo lắng nói.

    Có thể thấy việc giảm hay không giảm chi phí thuê mặt bằng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Hầu hết đều do các chủ cho thuê quyết định, các địa phương, tổ chức chỉ khuyến khích, kêu gọi chứ chưa có một điều khoản bắt buộc nào. Hơn nữa, đứng từ phía chủ nhà thì họ cũng có những khó khăn nhất định.

    Chính vì vậy, nhiều chủ kinh doanh đang muốn đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành xem xét, xác định COVID-19 là sự kiện bất khả kháng. Từ đó đồng nhất cách hiểu cho các bên để tránh tranh chấp khi thỏa thuận về giá thuê mặt bằng mùa dịch hoặc bất đắc dĩ phải hủy hợp đồng.

    [​IMG]

    Đại gia Nhật: 'Giá thuê mặt bằng tại Việt Nam quá cao'


    (PLO)- Trong tương lai không xa, thời trang bền vững sẽ trở thành điều kiện sống còn cho các doanh nghiệp kinh doanh may mặc.


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này