Từ giả mạo đầu số thương hiệu đến xây dựng lòng tin người dùng, kịch bản lừa đảo của các hacker lần này được chuyên gia an ninh mạng đánh giá là rất tinh vi. Từ cuối tháng 1, người dùng liên tục nhận được tin nhắn lừa đảo từ đầu số thương hiệu của các ngân hàng ACB, Sacombank, TPBank. Kịch bản chung của tin nhắn lừa đảo dạng này là hù dọa, yêu cầu nhập thông tin tài khoản và chiếm đoạt tài sản. Kịch bản lừa đảo tinh vi Trong giai đoạn nhiều doanh nghiệp đã thưởng cuối năm cho nhân viên, việc nhận một tin nhắn thông báo tài khoản gặp vấn đề bảo mật sẽ khiến người dùng quan tâm và thậm chí làm theo. Việc quan trọng nhất của hacker là làm sao để người dùng tin rằng họ đang gặp nguy hiểm từ thông báo của chính ngân hàng đang giữ tiền của họ. Ở bước đe dọa, hacker sẽ thông báo phát hiện thanh toán bất thường từ tài khoản của người dùng sau đó yêu cầu nhập các thông tin đăng nhập và OTP để bảo mật. Trả lời Zing, chuyên gia bảo mật Ngô Minh Hiếu cho biết ở bước này, quan trọng nhất là xây dựng lòng tin để người dùng nhập mật khẩu và OTP. “Với tin nhắn thương hiệu, hacker đã xây dựng được sự tin tưởng tuyệt đối, từ đó khai thác thông tin từ người dùng", ông Hiếu nhận định. Để củng cố thêm lòng tin cho người dùng rằng họ đã đến đúng trang web của ngân hàng, các trang phising (giả mạo giao diện lừa đảo) đã đầu tư khá chi tiết về hình thức. Ở trường hợp của ACB, liên kết v-acb.com được gửi từ đầu số thương hiệu của ngân hàng này được chăm chút khá bài bản. Liên kết v-acb.com cũng được nhận định là khá giống với mô tuýp tạo domain của một số ngân hàng. Sau khi bị lừa nhấn vào liên kết trên, người dùng sẽ truy cập vào trang có giao diện giống với trang của ngân hàng. Khi bấm vào các đề mục của trang web, người dùng sẽ được chuyển hướng thẳng đến các nhánh của chính ngân hàng ACB với liên kết acb.com.vn. “Cách làm này cho thấy sự đầu tư kỹ lưỡng, tinh vi của hacker nhằm xây dựng lòng tin và chiếm đoạt tài sản của người dùng”, ông Hiếu nói thêm. Phía ngân hàng ACB đã thông báo đến khách hàng kịch bản lừa đảo này. ACB khẳng định đây là tin nhắn SMS mạo danh gửi đến khách hàng nhằm mục đích lừa đảo. "Các yêu cầu cung cấp thông tin hoặc số OTP đều là giả mạo", ACB thông tin. Người dùng nhận SMS giả mạo theo kịch bản nào? Theo chuyên gia bảo mật Ngô Minh Hiếu, có 3 kịch bản chính khiến người dùng nhận tin nhắn giả mạo từ đầu số thương hiệu. Ở kịch bản đầu tiên, hacker sẽ xây dựng một trạm BTS (trạm phát sóng). Từ đó, hacker sẽ gửi đi những gói tin nhắn đã được sửa đổi nội dung đến nạn nhân. Với cách làm này, kẻ xấu phải ở gần nạn nhân một khoảng cách nhất định. Tuy vậy, cách làm này được đánh giá khá khó để thực hiện bởi tin nhắn của nhà mạng đã được mã hóa. Nếu gửi một gói thông tin bất kỳ nhưng không có chuỗi mã trên SIM để giải mã, người dùng sẽ không nhận được tin nhắn là ký tự thông thường. Thế nhưng, khả năng này vẫn có thể xảy ra nếu chuỗi khóa “sống còn” của nhà mạng bị lộ. Với kịch bản thứ 2, hacker sẽ tấn công vào đơn vị cung cấp dịch vụ SMS brandname của các ngân hàng. Nếu làm được việc này, quy mô lừa đảo sẽ rất lớn bởi hacker sẽ gửi ồ ạt tin nhắn đến hàng triệu người dùng. Trả lời Zing ngày 3/2, đại diện Sacombank khẳng định những tin nhắn giả mạo vừa qua không được gửi từ ngân hàng này hay đơn vị cung cấp dịch vụ tin nhắn thương hiệu của họ. Ở kịch bản thứ 3, hacker sẽ đăng ký tin nhắn thương hiệu từ các quốc gia khác bên ngoài lãnh thổ Việt Nam trùng với tên của các ngân hàng bị ảnh hưởng vừa qua. Khi gửi tin nhắn, đầu số thương hiệu giống nhau có thể bị gộp lại cùng một luồng. “Để xác minh có đúng là cách này hay không. Cơ quan điều tra có thể truy xuất thông tin đầu số từ tin nhắn của người dùng. Nếu từ hai đầu số khác nhau nhưng cùng gộp lại thành một tin nhắn thì chính xác đây là lỗ hổng. Trong trường hợp tin nhắn gửi đến cùng một đầu số thì sự việc thật sự rất nghiêm trọng”, nguồn tin từ một đơn vị cung cấp mạng viễn thông cho biết. Ngoài 3 kịch bản trên, các chuyên gia an ninh mạng cũng không loại trừ trường hợp điện thoại người dùng đã bị nhiễm mã độc. Tuy vậy, nếu bị nhiễm mã độc, hacker sẽ có nhiều cách khai thác thông tin hơn. Ví dụ, hacker sử dụng quyền chụp ảnh màn hình để chủ động lấy mã OTP thay vì yêu cầu người dùng tự nhập. “Hiện, các ngân hàng liên quan vẫn chưa công bố lỗ hổng khiến người dùng nhận được tin nhắn thương hiệu đến từ đâu. Tất cả chỉ dừng ở giả thuyết. Việc cấp bách nhất lúc này là truyền thông đến người dùng để nắm thông tin, tránh bị lừa đảo vào những ngày cận tết”, chuyên gia Ngô Minh Hiếu kết luận. sửa máy tính tại nhà huyện nhà bè sửa máy tính tận nơi quận nhà bè sửa máy tính tận nơi quận nhà bè