Công ty Thiết kế web

Kiểm toán thường xuyên chịu tác động quyền lực từ bên ngoài

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi test, 12/4/19.

  1. test

    test New Member

    Kiểm toán thường xuyên chịu tác động quyền lực từ bên ngoài
    Nêu ý kiến tại hội thảo, TS Vũ Đình Ánh cho rằng tham nhũng phải gắn với quyền lực. Không ai lại đi kết tội tham nhũng với một người không có quyền lực như đã từng xảy ra. “Kết tội tham nhũng với một người không có quyền lực gì thì thật là vô lý” - TS Ánh nói.

    Vì thế, theo TS Ánh, muốn phòng, chống được tham nhũng thì phải kiểm soát được quyền lực, chứ đừng để “lò” nhét củi tươi vào cũng cháy. Những loại tham nhũng ở lĩnh vực tài chính công, tài sản công thì dễ thấy dù khó phát hiện nhưng tham nhũng quyền lực mới gây ra những hệ lụy lớn.

    Lấy ví dụ về gian lận thi cử vừa qua, TS Ánh đặt câu hỏi: “Gian lận thi cử vừa qua chỉ là vi phạm hay tham nhũng quyền lực? Có bàn tay quyền lực can thiệp vào đó không? Không đơn giản mà người ta dám sửa từ 0,25 điểm lên 9 điểm được, không có bất cứ một học sinh giỏi nào có thể giải được bài toán này”.

    [​IMG]

    Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh nêu ý kiến tại hội thảo. Ảnh: CHÂN LUẬN

    Ông Lê Đình Thăng, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành 3, cho biết khi KTNN tham gia kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng thì cũng có nhiều “yếu tố tác động”. Nhiều vụ việc KTNN phát hiện, chuyển cơ quan chức năng xử lý nhưng lại có một số ý kiến yêu cầu KTNN… dừng lại. “Liệu có nhóm quyền lực, lợi ích nhóm nào tác động bảo KTNN không được làm?” - ông Thăng nói với báo chí bên hành lang hội thảo.

    Ngoài ra, ông Thăng cho hay KTNN thường xuyên chịu những tác động quyền lực từ bên ngoài như việc can thiệp vào hoạt động kiểm toán hoặc tung tin đồn nhảm về kiểm toán viên của KTNN.

    “Khi kiểm toán viên làm mạnh một đơn vị nào đó thì nhận được phản hồi là kiểm toán viên nhũng nhiễu. Thậm chí nhiều đại biểu Quốc hội lên tiếng về việc này nhưng khi thanh tra, kiểm tra lại không hề có chuyện đó. Vậy ai còn dám xông lên mặt trận này?” - ông Thăng nói.

    Theo Phó Tổng KTNN Đặng Thế Vinh, kể từ khi Luật Phòng, chống tham nhũng có hiệu lực, KTNN đã xây dựng kế hoạch kiểm toán tập trung vào những vấn đề được Quốc hội, Chính phủ và xã hội đặc biệt quan tâm, các lĩnh vực trọng yếu dễ xảy ra thất thoát, tham nhũng, lãng phí như đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, các dự án BT, BOT, hệ thống ngân hàng thương mại với phương châm phòng là chính.

    “Việc công khai kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán của KTNN được thực hiện định kỳ, có định hướng đã tạo được dư luận tốt. KTNN đã phát hiện và kiến nghị xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân nhiều vụ việc; chuyển nhiều vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự sang cơ quan điều tra” - ông Vinh cho biết.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này