Ký ức AFF Cup: Đức Thắng - chàng hậu vệ hào hoa và câu chuyện bên lề AFF Thứ Bảy, ngày 01/12/2018 15:00 PM (GMT+7) Trong suốt 8 năm thi đấu trong màu áo đội tuyển Quốc gia Việt Nam, cựu hậu vệ, huấn luyện viên Nguyễn Đức Thắng đã có những kỷ niệm đẹp cùng với các đồng đội của “Thế hệ vàng”. Nguyễn Đức Thắng thời còn mặc quần đùi áo số Chàng hậu vệ hào hoa Khi nói đến “Thế hệ vàng” bóng đá Việt Nam, người hâm mộ sẽ nhớ đến Hồng Sơn với những đường bóng lắt léo, nhắc đến Huỳnh Đức với cái duyên làm bàn thì không thể bỏ lỡ một Đức Thắng như hòn đá tảng bên cánh trái của đội tuyển Việt Nam thời bấy giờ. Với vẻ ngoài điển trai, chàng hậu vệ hào hoa này đã làm xao xuyến bao nhiêu trái tim thiếu nữ trong những năm cuối thập niên 90. Đức Thắng có tên đầy đủ là Nguyễn Đức Thắng, anh là một cầu thủ bước ra từ lò đào tạo Thể Công. Cựu hậu vệ sinh năm 1976 của đội tuyển Việt Nam (1997 – 2005) sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Hiện Đức Thắng đang là Huấn luyện viên trưởng của Câu lạc bộ FC Thanh Hóa, đá tại V-league 2018. Huấn luyện viên Đức Thắng hiện đang là thuyền trưởng của FC Thanh Hóa Năm 1997, chàng trai Hà Thành được huấn luyện viên người Áo Alfred Riedl triệu tập vào ĐTQG khi mới bước sang tuổi 20. Tuy là cầu thủ thuận chân phải, song có thể nói vị trí hậu vệ trái chính là nấc thang đưa sự nghiệp của anh sang trang mới. Ngoài vị trí sở trường là hậu vệ biên trái, anh cũng được các HLV đội tuyển Việt Nam rất ưa thích vì có thể đá bất cứ vị trí nào mỗi khi cần: anh có thể chơi tốt ở tiền vệ trái, thỉnh thoảng ở Thể Công thiếu người anh cũng nhập vai trung vệ hoặc hậu vệ "thòng" mà không hề gượng ép. Trước khi lập gia đình vào năm 2001, Đức Thắng được mệnh danh là chàng cầu thủ hào hoa nhất đội tuyển Việt Nam thời bấy giờ. “Thời Thắng còn đá trong màu áo đội tuyển Quốc gia Việt Nam, mỗi ngày bưu điện chuyển đến hàng đống thư của người hâm mộ, trong đó có rất nhiều bức thư của fan nữ nên anh em hay trêu là thư tình. Thật ra có phải đâu, chủ yếu mọi người bày tỏ sự quý mến chứ có cô nào tỏ tình đâu mà thư tình”, Đức Thắng cười kể lại. Đội tuyển Việt Nam 1998 trong chuyến tập huấn ở Đà Lạt Cựu hậu vệ còn cho biết, lúc đó công nghệ thông tin còn lạc hậu, điện thoại di động không phải ai cũng có nên gửi thư qua đường bưu điện là hình thức được người Việt ưa chuộng nhất. Ngoài ra, thông tin cá nhân, địa chỉ nhà ở được các tờ báo in ghi rõ ràng trong mỗi số báo mà như lời anh nói chả khác gì một profile đi xin việc bây giờ. Thế nên việc mọi người đều biết địa chỉ nhà anh cũng chẳng có gì lạ. “Có nhiều người yêu quý Thắng còn gửi cả đồ ăn đóng hộp qua đường bưu điện. Mà lúc ấy công tác bảo quản còn kém, gửi đến nhà không có ai nhận thì người phát bưu phẩm phải mang về. Hôm sau người nhà mình ra nhận thì đồ ăn hỏng xừ mất rồi, phí của lắm”, anh Thắng cho hay. "Thâm cung bí sử" về tuyển Việt Nam những năm đầu đá AFF Nhớ về những ngày tháng hoàng kim khi Đức Thắng còn thi đấu trong màu áo đội tuyển Quốc gia, trải qua 1 kỳ Tiger Cup và 3 kỳ AFF Cup sau này, anh cho biết đó là một trong những kỷ niệm đẹp nhất đời người. Mặc dù điều kiện vật chất còn khó khăn, mặt bằng chung đời sống nhân dân lúc đó còn nghèo nàn thì cái nghề “cầu thủ” lúc đó cũng không ngoại lệ. Đội tuyển Việt Nam 1998 chụp ảnh lưu niệm với mỗi người một loại tất thi đấu “Năm 1997, Thắng được gọi lên tuyển. Như các anh em khác ngoài lương ở câu lạc bộ thì còn nhận được một khoản trợ cấp khi đá cho đội tuyển Quốc gia. Khổ nỗi Thắng và một số anh em thuộc biên chế quân đội hoặc công an thì không có. Quy định lúc đó là những người làm nhà nước không được có khoản thu nhập thứ hai. Thế mới có chuyện làm cầu thủ tuyển Quốc gia mà vẫn đói”, Đức Thắng nhớ lại. Hậu vệ trái một thời của tuyển Việt Nam còn chia sẻ việc đồng phục thi đấu của tuyển Quốc gia thời ấy cũng là cả một vấn đề. Đức Thắng cho hay đội tuyển của chúng ta thời hậu bao cấp được tài trợ bởi Adidas, tuy nhiên cũng không đồng đều. Ngoại trừ đồng phục bao gồm quần, áo, thì mỗi người đều sử dụng loại tất khác nhau, người thì dùng tất Adidas, người lại sử dụng tất Nike. Hài hước hơn nữa là những đôi giày cũng được tài trợ và tất cả cầu thủ đều giống nhau nhưng dở khóc dở cười ở chỗ có những anh em bàn chân dài hơn, cùng một số giày nhưng đi không thoải mái, ảnh hưởng lớn đến lúc chơi bóng nên đành ngậm ngùi kiếm giày khác. “Không như đội tuyển Quốc gia bây giờ được tài trợ tất tần tật, anh em mình ngày đó khi ra sân tập còn mỗi người mặc một kiểu. Lắm lúc muốn mua một đôi giày vừa chân cũng khó, các thương hiệu làm gì bán sẵn ngoài cửa hàng đâu mà mua được”, cựu hậu vệ kể. Một bữa ăn của tuyển Việt Nam 1998 trong chuyến tập huấn tại Áo (chai nước trên bàn là một loại nước ép hoa quả) Chia sẻ về chế độ ăn của các cầu thủ trước thềm Tiger Cup 98, Đức Thắng cho rằng không có sự khác biệt nhiều với chế độ ngày nay. Đến tận bây giờ, chúng ta vẫn chưa xây dựng được chế độ ăn uống riêng cho các vận động viên, chủ yếu là ăn theo kiểu “khoái khẩu”, tức là các cầu thủ, vận động viên thể thao thích gì thì ăn nấy. “Vận động viên thể thao không cần phải ăn no, cũng không được phép ăn theo sở thích. Họ chỉ cần ăn đủ chất dinh dưỡng, hàm lượng tinh bột, hàm lượng chất phải được lập chế độ một cách khoa học thì mới giúp duy trì thể chất, phong độ đỉnh cao”, cựu hậu vệ, huấn luyện viên Đức Thắng nhận định. Từ những chia sẻ của anh, có thể thấy được những điều kiện vật chất của đội tuyển Việt Nam thời bấy giờ thiếu thốn như thế nào. Các cầu thủ với một mức lương chẳng đủ sống, đồng phục tập trên sân cũng chẳng có thế mà lại làm nên được những điều tuyệt vời. Năm 1998, đội tuyển Việt Nam đã làm nên kỳ tích chấn động Đông Nam Á khi vượt qua người Thái với 3 bàn không gỡ, tiến thẳng đến trận chung kết lịch sử trên sân Hàng Đẫy. Nghe xong câu nói đầy tấm chân tình của ông Tô Hiền, Hồng Sơn và các đồng đội một lần nữa lên dây cót tinh thần, thi... Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .