Công ty Thiết kế web

LG từ bỏ chiến lược 2 smartphone cao cấp/năm: Kết cục không thể tránh khỏi?

Thảo luận trong 'Điện thoại - Máy tính bảng - Laptop - PC' bắt đầu bởi anhvankiet_262, 24/2/19.

  1. anhvankiet_262

    anhvankiet_262 Active Member

    https://hauionline.edu.vn

    [​IMG]

    Trước khi ra mắt chiếc V30S ThinQ tại triển lãm MWC 2018, LG từng tuyên bố thay đổi lịch giới thiệu smartphone cao cấp mới. Theo đó, hãng sẽ không còn lặp lại chu kỳ 2 sản phẩm mỗi năm mà chỉ trình làng những mẫu flagship khi làng công nghệ cần đến sự xuất hiện của chúng.


    Đồng thời, LG sẽ làm mới sản phẩm bằng cách cung cấp thêm tùy chọn màu sắc và phát hành các biến thể bổ sung một vài thay đổi nhỏ.

    Theo lời Hwang Jeong-hwan - Chủ tịch mảng di động mới của LG, chính sách này nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng chi phí sau khi họ thất bại trong việc đổi mới, tạo ra sự đột phá và đuổi theo các tính năng của đối thủ, đồng nghĩa với việc kéo dài vòng đời mỗi thiết bị.


    Đội ngũ đến từ Android Authority đã đưa ra một số nhận xét về quyết định trên. Trước tiên, Kris Carlon dành lời khen cho LG khi chính thức thừa nhận chiến lược cũ hoạt động không hiệu quả, nhưng mặt khác, anh đặt dấu hỏi về tính hợp lý của chiến lược mới:

    "Cố gắng tối đa hóa tầm ảnh hưởng và kéo dài tuổi thọ flagship là nỗ lực đáng trân trọng (và có thể là cần thiết) của LG, nhưng những lần ra mắt không thường xuyên, không thể đoán trước thời điểm và gia tăng số biến thể dễ gây nhầm lẫn có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.

    Tin vui cho LG là trừ iPhone và Samsung Galaxy, rất ít người dùng quan tâm đến lộ trình ra mắt sản phẩm của hãng khác. Điện thoại trông có vẻ mới trên kệ hàng bất cứ khi nào chúng xuất hiện thì có thể sẽ bán được. Giải pháp này tiết kiệm chi phí R&D, nhưng họ vẫn cần một chiến lược tiếp thị dài hạn tốt hơn".

    LG đang phải gồng mình vì sự hụt hơi của smartphone

    Mảng smartphone của LG đang gặp rất nhiều khó khăn
    Theo Bogdan Petrovan, một thành viên khác của Android Authority thì có vẻ như, LG đang phải chịu đựng sự “mệt mỏi” ở mảng smartphone:

    "Thị trường vẫn phát triển không ngừng nhưng sự cạnh tranh đang dần thu hẹp về một số nhà sản xuất lớn và thật khó để LG giữ vững nhịp độ phát hành hàng năm song song với việc tạo ra nhiều ấn tượng.

    Ở vị thế chiếu dưới, LG khó có thể đầu tư hàng trăm triệu đô la cho một smartphone cao cấp mới. Phát triển lên mức cao hơn từ V30 vốn đã sở hữu những tính năng và thông số kỹ thuật hàng đầu chỉ trong vòng 6 tháng mà vẫn đảm bảo lợi nhuận quả là một bài toán nan giải, nên dễ hiểu khi LG quyết định thay đổi chiến lược".

    V30S ThinQ, chiếc V30 được bổ sung camera AI có đủ để làm nên sự khác biệt cho LG?
    Thành viên Jimmy Westenberg cho biết:

    “Tôi thích chiến lược phát hành 2 lần một năm của LG nhưng tôi hiểu tại sao công ty lại thay đổi. Việc ra mắt 2 flagship mỗi năm tốn rất nhiều chi phí, trong khi người dùng đang giữ điện thoại lâu hơn và kéo dài thời gian nâng cấp. Vì vậy, LG khó có thể bỏ ra nhiều tiền.

    Mặt khác, G-series và V-series, 2 dòng điện thoại cao cấp hiện nay của LG gần như có chung thông số kỹ thuật, camera và trải nghiệm phần mềm. Vậy tại sao phải chia làm 2 lần ra mắt flagship trong một năm?".


    Đặc biệt, David Imel chia sẻ một góc nhìn thú vị:

    “Với nhóm người dùng am hiểu công nghệ, chiến lược nâng cấp 'nhỏ giọt' của LG thật khó hiểu và tệ hại vì tất nhiên họ chẳng quan tâm đến những chiếc điện thoại cũ được phát hành dưới tên gọi mới mà chỉ bổ sung thêm vài chi tiết nhỏ. Nhưng về mặt doanh số bán hàng, đây có thể là một ý tưởng hay.

    Bởi vì, trong trường hợp khách vào cửa hàng không mua iPhone, họ sẽ hỏi về sản phẩm mới. Khi đó, nếu điện thoại có ngày phát hành gần đây, nhiều khả năng nó sẽ được lựa chọn.

    Có vẻ như LG đã từ bỏ việc tiếp thị. Từ nay, họ cung cấp các sản phẩm cao cấp cho người dùng phổ thông và fan trung thành mà không quan tâm đến việc đưa hình ảnh thương hiệu đi sâu vào ý thức cộng đồng”.

    Thành viên Nirave Gondhia thì giải thích quyết định thay đổi của LG như sau:

    “Cung cấp nhiều thiết bị cao cấp hàng năm sẽ phủ nhận giá trị một flagship LG. Vì vậy, tôi nghĩ đây là việc LG cần làm. Nếu họ tự tin về chất lượng sản phẩm, họ không cần quá nhiều smartphone hàng đầu mỗi năm.

    Thực tế, LG V30 vẫn là một trong những chiếc điện thoại tốt nhất hiện nay và có thể tốt hơn nữa nếu phần mềm được cải thiện”.


    Cuối cùng, Joshua Vergara chốt lại:

    “Đó là một động thái tất yếu phải xảy ra. Đổi mới là tốt, nhưng giữ hình ảnh trong lòng công chúng cũng rất quan trọng. Cập nhật sản phẩm hiện tại, phân phối online hoặc đưa đến các cửa hàng của nhà mạng sẽ giúp bất kỳ ai tìm kiếm thiết bị LG mới nhất biết rằng họ đang có những gì.

    Thay vì cố gắng đột phá (như màn hình cong trên G Flex), LG sẽ tập trung hơn vào người dùng mà không phải tốn nhiều tiền cho công tác R&D. Nên nhớ, LG khó có thể so sánh với những nhà sản xuất lớn như Samsung về nguồn lực.

    Như thế, LG sẽ không khơi dậy nhiều hứng thú cho giới công nghệ (vốn ưa thích sự đổi mới), nhưng người dùng sẽ có được một thương hiệu đáng tin cậy biết cách làm ra một chiếc điện thoại tốt, và điều này có lợi cho LG”.

    Bạn nghĩ thế nào về chiến lược mới của LG? Liệu từ đây họ sẽ khởi sắc, hay tiếp tục lụi tàn? Cùng chia sẻ quan điểm thông qua phần bình luận ở bên dưới nhé.

    Xem thêm:

    • LG xác nhận dòng G-series chưa bị khai tử
    • LG trình diễn smartphone G7 có "tai thỏ" tại MWC 2018
     

trang này