Công ty Thiết kế web

Lí do khiến Samsung trở thành công ty lớn nhất tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Điện thoại - Máy tính bảng - Laptop - PC' bắt đầu bởi anhvankiet_262, 11/2/19.

  1. anhvankiet_262

    anhvankiet_262 Active Member

    https://hauionline.edu.vn

    [​IMG]

    Nhà máy Samsung Electronics ở Thái Nguyên, miền Bắc Việt Nam hiện có hơn 60.000 nhân viên. Nhà máy này đã sản xuất gần một phần ba sản lượng điện thoại di động toàn cầu của Samsung, nhiều hơn bất kỳ cơ sở nào khác trên thế giới.


    Samsung đã đầu tư tổng cộng 17 tỉ USD trong nước. Doanh thu từ công ty con của nó trong năm ngoái là 58 tỷ USD, trở thành công ty lớn nhất Việt Nam. Nó đã giúp Việt Nam trở thành nước xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc. Riêng Samsung đã chiếm gần 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với 214 tỉ USD vào năm ngoái.

    Điều này là một lợi ích rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam mặc dù có những báo cáo không mấy tốt đẹp về điều kiện làm việc tại các nhà máy của Samsung. Các nhà hàng, cửa hàng và khách sạn đã mọc lên xung quanh khu công nghiệp tại Bắc Ninh. Số lượng các công ty địa phương được liệt kê là nhà cung cấp quan trọng đối với Samsung đã tăng gấp bảy lần trong ba năm qua.


    Samsung là nhà đầu tư Hàn Quốc lớn nhất tại Việt Nam. Trong số 108 tỉ USD nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) mà Việt Nam nhận được kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, một phần ba có nguồn gốc từ Hàn Quốc. LG Electronics, một công ty công nghệ lớn khác của Hàn Quốc đã sản xuất màn hình tivi trị giá 1.5 tỷ USD ở một nhà máy tại cảng Hải Phòng. Lotte, tập đoàn của Hàn Quốc hiện đang sở hữu một chuỗi siêu thị lớn.

    Việt Nam đã nhận được nguồn vốn FDI có giá trị bằng 8% GDP vào năm ngoái, cao hơn gấp đôi các nền kinh tế khác trong khu vực. Các doanh nghiệp nước ngoài hiện chiếm gần 20% sản lượng của cả nước, phát triển nhanh hơn gấp đôi so với các doanh nghiệp nhà nước trong thập kỷ qua. Nền kinh tế nước ta đã tăng trưởng 7.4% so với cùng kỳ năm trước trong quý 1 năm 2018, một trong những mức tăng nhanh nhất ở châu Á.


    Đối với Samsung, Việt Nam cung cấp một giải pháp thay thế hấp dẫn hơn so với sản xuất tại Trung Quốc. Lực lượng lao động tại Trung Quốc khá dồi dào và chi phí thuê nhân công cũng tương đối rẻ. Tuy nhiên so với Việt Nam thì lực lượng này có độ tuổi trung bình cao hơn bảy tuổi và chi phí thuê mướn cũng cao gấp hai lần so với lao động Việt Nam. Lao động giá rẻ làm giảm chi phí trong các nhà máy của Samsung, tạo nên lợi thế vượt trội so với Apple trong việc sản xuất các thiết bị cầm tay rẻ tiền hơn. Hơn nữa, các nước khác trong khu vực có xu hướng xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc linh kiện sang Trung Quốc, nơi chúng được lắp ráp thành các sản phẩm trong khi đó Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là hàng hóa thành phẩm.

    Năm ngoái chính phủ Trung Quốc đã tổ chức tẩy chay các công ty và sản phẩm của Hàn Quốc để trừng phạt chính phủ nước này về việc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Mặc dù hệ thống được dự định để chống lại một cuộc tấn công từ Bắc Triều Tiên, Trung Quốc cho rằng nó có thể được sử dụng để phá hoại phòng thủ của họ. Cuộc tẩy chay bây giờ đã qua, tuy nhiên các nhà đầu tư Hàn Quốc vẫn đang rơi vào tình trạng đáng báo động tại thị trường này.


    Ngược lại, Việt Nam đang tự do hóa nền kinh tế của mình để chào đón các ngành công nghiệp nước ngoài. Theo tờ The Economist dẫn lại, trong năm 2015, chính phủ đã mở cửa 50 ngành công nghiệp để cạnh tranh nước ngoài. Việt Nam đã bán một phần lớn cổ phần trong nhà máy bia lớn nhất là Sabeco cho một công ty nước ngoài vào năm ngoái. Sự nhiệt tình của Việt Nam đối với các giao dịch thương mại tự do đã làm cho đất nước đặc biệt lôi cuốn các nhà đầu tư nước ngoài.

    Bên cạnh đó, Việt Nam còn là một thành viên sáng lập của Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại đa phương bao gồm Úc, Canada và Nhật Bản. Thỏa thuận hợp tác với Hàn Quốc trong năm 2015 đã đưa nước ta trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của quốc gia này.


    Moon Jae-in, Tổng thống Hàn Quốc đã đến thăm Việt Nam vào tháng trước với các đại biểu kinh doanh của Samsung và những công ty khác. Đây là chuyến đi thứ hai của ông đến Việt Nam trong vòng chưa đầy một năm. Các cố vấn tổng thống đã bày tỏ ý tưởng rằng Hàn Quốc không nên trở thành “con tôm nhỏ giữa bầy cá voi” mà thay vào đó trở thành một cường quốc trong khu vực bằng cách ôm lấy các đồng minh nhỏ hơn.


    Với những hướng đi cụ thể và vững chắc, liệu trong thời gian tới mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ gặt hái thêm những thành công gì, cùng chờ xem nhé.

    Xem thêm:

    • Apple với bước đi tiếp theo đầy tính toán: chiêu mộ cựu phó chủ tịch Samsung
    • Samsung đang dần mất thị phần tại thị trường Trung Quốc và Ấn Độ
     

trang này