Triết gia Nick Bostrom Theo cây viết Andrew Anthony của Guardian, suy nghĩ rằng con người không tồn tại thực sự đi ngược với bản năng của chúng ta. Bên cạnh đó, ý tưởng rằng có một thế lực siêu nhiên khác điều khiển con người lại rất gần với niềm tin của nhiều tôn giáo. "Có lẽ, câu chuyện cổ xưa nhất của loài người là thế giới và tất cả những gì chúng ta biết là sản phẩm của một thế lực sáng tạo ra. Do vậy, suy nghĩ về một thế giới giả lập có niềm tin tôn giáo bên trong, như ý nghĩ về một thực tế cao cả hơn, thuần khiết hơn mà chúng ta không thể hoàn toàn nắm bắt", ông Anthony nhận định. Ý tưởng về cuộc sống giả lập đã trở nên phổ biến hơn trong thời đại máy tính phát triển. Những người rành công nghệ có lẽ đều biết đến "máy ảo", kỹ thuật giả lập một cỗ máy tính ảo hoàn chỉnh từ phần cứng tới hệ điều hành, phần mềm. Thể loại game giả lập cũng rất phát triển, trong đó tựa game nổi tiếng nhất là The Sim cho phép con người tạo ra một nhân vật và điều khiển cuộc sống của nhân vật đó. Vài năm gần đây, sức mạnh xử lý tăng lên giúp người dùng phổ thông dễ dàng tiếp cận các ứng dụng thực tế ảo (VR). Trong thế giới VR, bạn có thể "nhập vai" và làm những việc mà ngoài đời không bao giờ làm được. Tiến bộ đồ họa giúp thế giới ảo đó ngày càng giống thật. "Nếu chúng ta đặt ra giả thuyết rằng những tiến bộ sẽ tiếp tục, tới một thời điểm trong tương lai - 1.000 năm hay 100.000 năm sau - thực tế và giả lập sẽ không thể phân biệt. Đến lúc đó, chúng ta đã tạo ra một thực thể giả lập hoàn chỉnh. Nếu điều đó thành sự thực cũng có nghĩa là có khả năng cao nó đã xảy ra rồi, và chúng ta đang sống trong một thế giới giả lập do những thế hệ hậu duệ tạo ra", ông Anthony giải thích cách lập luận trong bài viết của triết gia Bostrom. Niềm tin đó càng được củng cố khi nhiều người nổi tiếng như Elon Musk, nhà sáng lập hãng xe điện Tesla và công ty hàng không vũ trụ SpaceX cũng tin tưởng vào thế giới giả lập. Trong hội nghị Recode năm 2016, Elon Musk giải thích rằng những tựa game máy tính ngày càng giống thật. "Nếu chúng ta vẫn tiếp tục tiến bộ như thế, sẽ có lúc trò chơi giống tới nỗi không thể phân biệt với thế giới thật", Elon Musk chia sẻ. Từ suy nghĩ đó, ông cho rằng "chỉ có một phần tỷ khả năng chúng ta đang sống trong một thế giới thực tại". Với uy tín và những thành công của mình, việc Elon Musk hay Sam Altman, CEO của OpenAI cho rằng loài người đang ở trong thế giới giả lập sẽ khiến nhiều người tin tưởng hơn. Tuy nhiên, xét cho cùng đây cũng là một giả thuyết chưa thể chứng minh hay hoàn toàn bác bỏ. Làm thế nào chúng ta có thể chứng minh được rằng mọi thứ trước mắt, vũ trụ mà chúng ta đang sống với hàng tỷ hành tinh, là một sản phẩm giả lập của trí tuệ con người? Chúng ta cũng còn quá xa thời điểm loài người diệt vong để có thể biết chắc đó là thực tế, chứ không phải chỉ là kết thúc của một thí nghiệm. Loài người vẫn chưa thể có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Có lẽ chúng ta cần quan tâm và có trách nhiệm với những gì đang xảy ra trước mắt hơn là thoát khỏi thế giới giả lập, như cách mà Neo thoát ra khỏi cái kén của mình trong Matrix. "Tôi sẽ không làm những việc như thoát khỏi Ma trận hay bắn tín hiệu cho nền văn minh ngoài hành tinh đâu. Có lẽ trước tiên, cần cân nhắc xem đó có phải là một ý tưởng tốt hay không rồi hãy hành động", Nick Bostrom chia sẻ trong phỏng vấn với Vulture vào năm 2019. Năm 1999, bộ phim The Matrix đã gây bão trên toàn cầu với kỹ xảo ngoạn mục và cốt truyện lạ lẫm. Trong Matrix, nhân vật chính Neo cùng số ít người sống ở thành phố Zion phải chiến đấu với trí tuệ nhân tạo nhằm mục đích giải cứu nhân loại khỏi thế giới giả lập do chúng tạo ra. Ý tưởng về thế giới giả lập đã tồn tại từ lâu. Trong suốt lịch sử loài người, nhiều triết gia đã thắc mắc liệu chúng ta có thực sự tồn tại. Tuy nhiên, từ khi máy tính được sử dụng rộng rãi và chứng minh sức mạnh của mình, con người mới bắt đầu suy nghĩ sâu hơn về thế giới giả lập do máy tính tạo ra. Cụm từ "thuyết giả lập" được đưa ra 4 năm sau tập đầu của Matrix, khi triết gia Thụy Điển Nick Bostrom giới thiệu bài viết "Có phải chúng ta đang sống trong thế giới giả lập của máy tính". Giáo sư triết học của Đại học Oxford đã nói về "hậu nhân", khái niệm chỉ mức độ tiến bộ nhân loại về khoa học kỹ thuật tiệm cận giới hạn của vật lý, hóa học. Bostrom đặt giả thuyết rằng hậu nhân có những cỗ máy cực kỳ mạnh mẽ để tạo ra một thế giới giả lập, trong đó xã hội của người đi trước (là con người hiện tại) được vận hành. Từ đó, ông lập luận rằng điều đó chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta cũng đang sống trong một thế giới giả lập. "Tiểu luận này cho rằng niềm tin về cơ hội chúng ta sẽ trở thành hậu nhân để có thể giả lập thế giới của người cổ là sai lầm, trừ khi chính chúng ta cũng đang sống trong một thế giới giả lập", Bostrom viết trong phần mở đầu. Triết gia này cho rằng ít nhất một trong các mệnh đề là đúng: con người sẽ đạt mức văn minh "hậu nhân"; những nền văn minh này muốn tạo ra một thế giới giả lập cho tiền nhân; và chúng ta thực sự đang sống trong một thế giới giả lập. "Trừ khi chúng ta đang sống trong thế giới giả lập, hậu duệ của chúng ta gần như sẽ không bao giờ tạo ra một thế giới giả lập cho tiền nhân", Bostrom kết luận. Bài viết của Bostrom, kịch bản của Matrix hay nhiều tác phẩm khác đều được lấy ý tưởng từ những suy luận triết học hàng trăm năm trước. Có thể kể đến suy luận về thế giới ảo mộng của triết gia người Pháp René Descartes, trong đó ông cho rằng chúng ta đều đang nằm mơ, và thế giới thực chẳng là gì ngoài một thế giới mộng ảo do ác quỷ tạo ra. Trừ khi chúng ta đang sống trong thế giới giả lập, hậu duệ của chúng ta gần như sẽ không bao giờ tạo ra một thế giới giả lập cho tiền nhân. sửa máy tính tại nhà quận 4 sửa máy tính tại nhà quận 7 sửa máy tính tại nhà quận 12