Công ty Thiết kế web

Linh hoạt dạy và học thời dịch COVID-19

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 16/2/20.

  1. mccadword

    mccadword Member

    Học qua Zalo, Facebook

    Ngay sau khi có lịch nghỉ chính thức, không ít nhà trường, giáo viên đồng loạt “tung” ra hình thức học trực tuyến, giao bài tập, bài kiểm tra qua điện thoại bố mẹ để giao học sinh tự học.

    Chị Nguyễn Thị Gấm – Phụ huynh Trường Vinschool (khu Time City - Hà Nội) cho biết đã nhận được thông báo của trường về việc kéo dài thời gian nghỉ Tết. Trường sẽ dời ngày đón HS quay lại trường từ 3/2/2020 sang 10/2/2020. Đáng chú ý, trong thời gian nghỉ học, GV chủ nhiệm sẽ tổng hợp kế hoạch học tập trong tuần từ 3 - 7/2/2020, cùng bài tập ôn luyện kiến thức và đăng tải trên ứng dụng Vinschool Parents. Trên cơ sở đó, bố mẹ sẽ hướng dẫn con chủ động nghiên cứu tài liệu và học tập tại nhà. Trường vẫn bảo đảm truyền tải kiến thức trong học kỳ II cho HS theo đúng kế hoạch năm học.

    Chị Trần Ngọc Nữ có con học tại Trường Đoàn Thị Điểm - Ecopak (Hưng Yên) chia sẻ: Ngay khi có lịch nghỉ kéo dài, GV chủ nhiệm lớp đã gửi bài tập các môn học vào group liên lạc của Ban phụ huynh để giao cho con làm ở nhà. Làm xong, phụ huynh học sinh (PHHS) hoặc HS có thể chuyển lại cho GV nhận xét, chấm điểm. Đáng nói, tùy từng môn học mà GV có cách ra đề bài khác nhau, từ trắc nghiệm, tự luận, diễn giải… Thậm chí, với môn Tiếng Anh không chỉ dừng lại ở kiểm tra viết còn có bài luyện đọc. HS đọc bài mẫu và ghi âm rồi chuyển file ghi âm qua Zalo cho GV bộ môn nghe lại, nhận xét, chấm điểm.

    Chị Trần Ngọc Nữ cho rằng, cách giao bài về nhà trong những ngày HS nghỉ phòng chống bệnh nCoV khá phong phú và cần thiết. Có bài tập cô giao, con gái chị đã chủ động hơn với việc học, không phải nhắc nhở và không mang tâm lý bài của mẹ giao thì làm hay không đều được.

    Đồng tình với việc giao bài tập về nhà, giảng dạy qua mạng của GV đối với HS… nhưng bà Nguyễn Thị Minh – Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền (Hài Bà Trưng - Hà Nội) cho rằng, hiệu quả của hình thức giao bài tập, bài kiểm tra qua mạng chưa chắc đã đạt được tối đa mà chỉ mang tính chất giúp HS không lãng phí thời gian được nghỉ học. Vai trò của GV trong việc dạy học, hướng dẫn trực tiếp vẫn quan trọng và hiệu quả. Mặt khác, việc tự học của HS để đạt được hiệu quả đòi hỏi nhiều vào tính tự giác và biết cách học của HS.

    Anh Thân Minh Quang có con đang học lớp 9 Trường Mari Curie (Mỹ Đình - Hà Nội) cũng cho hay: Sau tin nhắn nghỉ học đến hết 9/2 của BGH nhà trường, GVCN lập tức xin ý kiến của tất cả PHHS trong lớp qua group liên lạc về việc giao bài tập, bài kiểm tra để HS tự học tại nhà trong thời gian nghỉ. 100% PHHS đồng ý với phương án này nên hầu hết các bộ môn đều có bài kiểm tra, bài tập cho HS với chú ý từ GV có chấm điểm.

    Theo anh Thân Minh Quang, HS lớp 9 như con anh việc nghỉ học kéo dài trên lớp khi có bài tập, bài kiểm tra là cần thiết bởi ít nhiều giúp các em không lãng quên kiến thức, chỉ chú ý vào xem hoặc chơi điện tử… trong khoảng thời gian nghỉ dài. Gia đình anh thấy yên tâm hơn và ủng hộ cách làm này của GV.

    [​IMG]

    Nếu lịch nghỉ kéo dài đòi hỏi các nhà trường chủ động lên kế hoạch bù lấp kiến thức, ôn tập cho HS khối 12 chuẩn bị bước vào Kỳ thi THPT quốc gia. Ảnh: Thế Đại

    Linh hoạt bù đắp kiến thức

    Có thể thấy, với các trường ở thành phố và đối tượng PHHS có điều kiện cơ bản thì việc triển khai dạy học qua mạng, giao bài tập và kiểm tra, đánh giá hàng ngày qua mạng có thể triển khai. Tuy nhiên điều này là không thể đối với GV và HS các trường vùng khó. Chính vì vậy, việc lên kế hoạch bù đắp kiến thức khi HS trở lại trường lớp sau thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh vẫn là phương án tối ưu.

    Thầy Tạ Văn Kha – Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH Lùng Tám (Quản Bạ - Hà Giang) cho rằng: 536 HS của trường thì hơn 90% thuộc dân tộc Mông, PHHS làm nương rẫy, gia đình khó khăn. Việc liên lạc hàng ngày của PHHS với nhà trường, GV chủ nhiệm chỉ thông điện thoại thông thường, ít PHHS có điện thoại smartphone. Thậm chí nhiều gia đình không có điện thoại, GV khi có việc phải xuống tận nhà để trao đổi.

    Như vậy, để triển khai hình thức học trực tuyến, giao bài về nhà cho HS qua Zalo, Facebook… không thể triển khai được. Tuy nhiên, thầy Kha khẳng định việc HS được cho nghỉ thêm 1 tuần để phòng chống dịch bệnh không ảnh hưởng tới thời gian và tiến độ dạy học. Trong trường hợp phải nghỉ dài hơn nữa thì nhà trường sẽ có lên phương án bù đắp và dạy đủ kiến thức cơ bản cho HS.

    Thầy Nguyễn Bá Tam – Hiệu trưởng Trường TH&THCS Ba Tầng (Hướng Hóa – Quảng Trị) cũng khẳng định: GV, HS và PHHS của trường không đủ điều kiện để triển khai việc dạy và học theo hình thức trực tuyến trong thời gian HS được nghỉ. Cách bù đắp kiến thức cho HS nếu cần cho đủ và kịp chương trình sẽ được nhà trường tổ chức dạy bù vào buổi chiều. Mỗi cấp có thể học thêm 1-2 buổi một tuần như vậy cũng bảo đảm trả đủ chương trình.

    Là một trường vùng núi cao – Trường THPT số 1 Bảo Thắng (Bảo Thắng - Lào Cai) đã được trang bị cơ bản đầy đủ về công nghệ thông tin và cơ sở vật chất để có thể triển khai việc dạy học trực tuyến. Tuy nhiên, thầy Đỗ Quang Tám – Hiệu trưởng cũng nhận định việc dạy học trực tuyến cho HS hoặc hình thức giao bài tập, kiểm tra qua mạng hàng ngày không khả thi.

    Lý do được thầy Đỗ Quang Tám lý giải bởi gia đình và 967 HS của trường không phải HS nào cũng có điều kiện về công nghệ thông tin.Do vậy, ngày 5/2, HS trở lại trường lớp thì nhà trường sẽ có những phương án cụ thể để dạy bù kiến thức.

    Với 300 HS khối 12, vì đã có kế hoạch giảng dạy, ôn tập, phân loại HS từ trước nên việc nghỉ thêm 3 ngày không có ảnh hưởng gì đến chất lượng dạy học, ôn tập. Tuy nhiên, trong trường hợp tỉnh Lào Cai tiếp tục cho HS nghỉ, nhà trường sẽ phải có sự ứng phó linh hoạt trong công tác dạy học, ôn tập. Nhà trường sẽ bảo đảmđể HS được học đủ, không cắt giảm chương trình, ôn tập đủ thời gian… Bằng mọi cách sẽ giúp HS đạt kết quả học và ôn tập tốt nhất trước khi bước vào Kỳ thi THPT quốc gia đang tới gần.

    [​IMG]

    Các trường tại Hà Nội phun thuốc khử trùng phòng dịch. Ảnh: Nguyễn Đại

    Trò nghỉ, thầy cô thì không

    Cô Nguyễn Quốc Thư Trâm, Hiệu trưởng Trường Mầm non Bình Minh (Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng) cho biết: “ Ban giám hiệu nhà trường phải có mặt tại trường để đề phòng trường hợp một số phụ huynh không đăng ký dịch vụ nhắn tin giáo dục (SMS) vẫn đưa trẻ đến trường”.

    Cũng theo cô Thư Trâm, đội ngũ GV nhà trường vẫn chuẩn bị tâm thế để tiếp nhận HS trong những ngày này chứ không hề mong muốn HS nghỉ học vì rất nhiều phụ huynh không biết gửi con cho ai trông. “Trường tiến hành công tác vệ sinh rất kỹ, từ giường, chăn, gối đến dụng cụ nhà bếp… đều được tiệt trùng, phơi nắng. Nhà trường còn có một khu mát-xa mi ni, hàng tuần, HS đều được ngâm chân với nước gừng ấm do nhà bếp nấu, nước cam thì có trong thực đơn hàng ngày của trẻ để tăng cường sức đề kháng”.

    Ông Lê Hồng Vũ - Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) cho rằng: Việc nghỉ học đồng loạt không gây chậm tiến độ cung cấp kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, việc củng cố kiến thức và ý thức học cho học sinh vẫn cần được coi trọng. Hiện nay, nhiều gia đình học sinh có máy tính kết nối Internet nên việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà không có nhiều khó khăn.

    Nhiều giáo viên đã gửi bài tập cho học sinh thông qua email hoặc qua hệ thống trường học kết nối. Thông qua sổ liên lạc điện tử, giáo viên của từng lớp cũng có thể thông tin tới cha mẹ học sinh về các nội dung ôn tập dành cho học sinh. Đây cũng là cách thức nhằm huy động sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh trong việc quản lý, giám sát con em học tập tại nhà.

    Còn theo thầy Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch hội đồng quản trị hệ thống Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), tuy học sinh nghỉ nhưng nhà trường vẫn thực hiện việc dạy và học trên nền tảng Internet. Theo đó, trường thực hiện đúng chỉ thị của cấp trên là cho học sinh nghỉ học không đến trường, nhưng nhà trường vẫn theo dõi, nắm bắt tình hình học sinh. Cụ thể, theo dõi sức khỏe, tổ chức dạy học online.

    Việc dạy học online thực hiện các chương trình học như thời khóa biểu. Các giáo viên vẫn chuyển bài bằng qua mạng Internet, qua Facebook, qua nhắn tin Zalo tới từng em. Nhà trường cố gắng để HS tiếp tục giữ sợi dây liên hệ với nhà trường và tiếp tục học bài. Các thầy cô chuyển bài cho học sinh, hướng dẫn các em học tập chứ không nghỉ hẳn.

    Thầy Hòa chia sẻ: Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm có chương trình dạy học online sẵn rồi, trên nền tảng đó các cô thầy tiếp tục trao đổi với cha mẹ học sinh, tiếp tục dạy học ở cả ba cấp học. 2 - 3 ngày, nhà trường gửi thông tin cho cha mẹ học sinh, về những biện pháp phòng chống dịch bệnh tại nhà trường, những điều căn dặn học sinh, cha mẹ học sinh.

    Với các thầy cô giáo tại Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, việc soạn giáo án điện tử là việc làm đã quen thuộc. Nên trong những ngày này, các thầy cô vẫn đến trường và làm việc theo tổ chuyên môn từng nhóm 3 - 5 người. Hàng ngày cùng đến soạn bài gửi cho học sinh. Học sinh nghỉ nhưng nhà trường, thầy cô không nghỉ.

    Mối lo nhất hiện nay tập trung ở khối mầm non. Nhiều gia đình có thể không có người trông con, dẫn tới việc phải đi tìm chỗ gửi con để đi làm. Nhiều trường ngoài công lập có thể sẽ có dịch vụ nhận trẻ ngoài lịch. Vì vậy, Phòng GD&ĐT quận sẽ tích cực kiểm tra, giám sát các nhóm lớp mầm non độc lập tư thục trên địa bàn, tuyệt đối không để xảy ra việc các nhóm lớp tự ý nhận trông giữ trẻ trong những ngày này. Ông Lê Hồng Vũ

    Đức Trí – Việt Cường - Hà Nguyên

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này