Công ty Thiết kế web

Linh hoạt tổ chức bữa ăn bán trú

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 9/11/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    Cặp lồng tới trường

    Mỗi sáng, trước khi đưa con đến lớp, anh Hồ Văn Xam (thôn Cheng, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đều kiểm tra lại cặp lồng cơm của con. Quà tặng trong ngày khai giảng năm học 2019 - 2020 mà cậu con trai của anh Xam nhận được từ các nhà hảo tâm là một cặp lồng giữ nhiệt.

    Có cặp lồng này, cho dù để đến trưa, đồ ăn của bé Hồ Thị Nhơn (HS lớp 1C, điểm trường Cheng thuộc Trường Tiểu học Hướng Hóa) và các bạn vẫn còn ấm. Anh Xam cho biết: “Trước khai giảng, thầy cô giáo đã vận động phụ huynh nên cho con học 2 buổi/ngày và ở lại buổi trưa. Mình thấy hợp lý vì buổi trưa không phải từ rẫy về đón con. Buổi chiều ở trường, con được học thêm tiếng Việt, cô giáo hướng dẫn cho làm Toán, đọc chữ chứ mình không biết cách chỉ cho con học”.

    Từ chỗ chỉ tổ chức bán trú cho HS ở điểm trường trung tâm, năm học 2019 – 2020, Trường Tiểu học Hướng Phùng thực hiện bán trú theo mô hình bán trú dân nuôi ở tất cả các điểm trường lẻ.

    Thầy Nguyễn Mai Trọng – Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Với mô hình này, bước đầu góp phần giảm quãng đường di chuyển cho các em HS, bảo đảm tỷ lệ chuyên cần, hạn chế bỏ học, nghỉ học. Đồng thời, lớp học bán trú cũng góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dạy học, tạo thói quen tự học cho HS. Giáo viên có điều kiện phụ đạo, giúp các em ôn bài, nhắc nhở, theo dõi quá trình học tập. Mặt khác, việc HS ở lại bán trú giúp phụ huynh giảm gánh nặng về thời gian trong việc đưa đón con em, tập trung lao động sản xuất để nâng cao kinh tế”.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa/ INT

    Đưa cơm hàng ngày cho HS điểm lẻ

    Năm học 2016 – 2017, Trường Tiểu học Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) bắt đầu tổ chức thí điểm bán trú tại 3 điểm trường Phò Nam, Nam Yên và Nam Mỹ sau khi được một tổ chức hỗ trợ kinh phí hơn 100 triệu đồng để xây dựng bếp ăn tại điểm trường chính.

    Thầy Nguyễn Thọ, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Do điều kiện kinh tế của phụ huynh còn nhiều khó khăn, nên mức thu cho một bữa ăn bán trú cũng ở mức vừa phải, thuộc loại thấp nhất so với các trường có tổ chức bán trú ở huyện Hòa Vang với 15.000/bữa ăn và không tổ chức cho HS ăn xế. Với mức thu này, bộ phận cấp dưỡng và quản lý bán trú phải chật vật khi tính toán để chất lượng bữa ăn của HS bảo đảm đủ các thành phần dinh dưỡng”.

    Từ thực tế này, Trường Tiểu học Hòa Bắc đề xuất cần có sự hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách để góp phần cải thiện tình trạng thể lực cho HS vùng khó. “Có nhiều HS dù đã học lớp 4, 5 nhưng cả cân nặng và chiều cao cũng mới chỉ bằng HS lớp 2 - 3 ở trung tâm thành phố. HS có thể trạng nhỏ, sức khỏe không bảo đảm là những trăn trở của nhà trường trong việc cải thiện thể chất của HS thông qua bữa ăn học đường” – thầy Thọ tâm sự.

    Bài toán cân đối giữa mức thu và cải thiện chất lượng bữa ăn cho HS của Trường Tiểu học Hòa Bắc được giải quyết khi giữa năm học 2018 - 2019, HĐND thành phố Đà Nẵng có Nghị quyết số 202/2018/NQ-HĐND quy định chế độ chính sách đối với giáo viên và học sinh tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thành phố; trong đó hỗ trợ bán trú cho HS 2 xã Hòa Bắc và Hòa Phú.

    Với mức hỗ trợ này, những HS người dân tộc thiểu số, HS thuộc diện hộ nghèo mỗi tháng còn nhận lại được 70.000 sau khi đã trừ 490.000 đồng tiền ăn. Số tiền dư ra này, nhà trường trả lại cho phụ huynh theo từng học kỳ. Với những HS thuộc các đối tượng còn lại, mức tiền ăn mà phụ huynh phải đóng thêm hàng tháng cũng không đáng kể. Điều này góp phần tăng số HS bán trú của nhà trường lên rõ rệt.
    Thầy Nguyễn Thọ

    Cụ thể, bậc tiểu học hỗ trợ 560.000 đồng/tháng đối với HS người dân tộc thiểu số, HS thuộc diện hộ nghèo; hỗ trợ 400.000 đồng/tháng đối với HS thuộc hộ cận nghèo, gia đình chính sách; hỗ trợ 300.000 đồng/tháng đối với đối tượng HS còn lại.

    Tuy nhiên, theo thầy Nguyễn Thọ, một khó khăn hiện nay mà nhà trường đang gặp phải trong tổ chức bán trú là có đến 5 điểm trường nhưng hiện tại mới chỉ có 2 bếp ăn. “Sau khâu chế biến thức ăn, cấp dưỡng còn phải vận chuyển thức ăn đến các điểm trường lẻ bằng xe gắn máy.

    Dù đã đóng thùng inox để giữ ấm nhưng với quãng đường 6 km từ thôn Phò Nam qua thôn Nam Yên, với địa hình đồi núi, đường đi rất xấu thì cũng khó bảo đảm thức ăn còn nóng sốt như bếp ăn ở điểm chính được, nhất là vào mùa mưa” – thầy Thọ tâm sự. Cũng đã có những “sự cố” dở khóc dở cười như do trời mưa, đường trơn trượt nên trong quá trình vận chuyển bị ngã xe khiến canh đổ hết ra đường.

    Để giảm bớt chi phí cho phụ huynh, Trường Tiểu học Hòa Bắc cũng đã kiến nghị UBND huyện Hòa Vang hỗ trợ ngân sách để chi thêm tiền công vận chuyển thức ăn đến các điểm lẻ cho bộ phận cấp dưỡng. Dù còn nhiều khó khăn trong tổ chức bữa ăn bán trú cho HS, nhưng nói như thầy Thọ, niềm vui của thầy cô giáo và bộ phận bếp là mỗi bữa ăn, HS đều ăn nhanh, ăn hết suất ăn của mình.

    Bài toán cân đối giữa mức thu và cải thiện chất lượng bữa ăn cho HS của Trường Tiểu học Hòa Bắc đã được giải quyết khi giữa năm học 2018 - 2019, HĐND thành phố Đà Nẵng có Nghị quyết số 202/2018/NQ-HĐND quy định chế độ chính sách đối với giáo viên và học sinh tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thành phố; trong đó hỗ trợ bán trú cho HS 2 xã Hòa Bắc và Hòa Phú.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này