Công ty Thiết kế web

Livestream quá lố, cần có chế tài?

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi truonghuong, 14/4/19.

  1. truonghuong

    truonghuong Active Member

    [​IMG]


    Tuổi Trẻ đặt ra vấn đề này với các chuyên gia và mong nhận được thêm nhiều tranh luận của các bạn.

    PGS.TS Nguyễn Đức Lộc - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội:

    Cần phải thể hiện trách nhiệm cộng đồng

    [​IMG]


    PGS.TS Nguyễn Đức Lộc


    Theo tôi, nên nhìn nhận thực trạng này dưới góc độ hành vi ứng xử văn hóa nhiều hơn là hành vi sử dụng mạng xã hội. Công nghệ kỹ thuật số là nền tảng toàn cầu sử dụng nhưng thời gian gần đây với một bộ phận người dùng Việt, ta lại thấy nổi lên tình trạng livestream bát nháo, mọi lúc mọi nơi, kể cả đám tang.

    Trong văn hóa người Việt cũng mới vài chục năm gần đây thôi, nếu có một đám tang đi qua, người lớn dạy trẻ nhỏ những hành vi văn hóa như đứng nghiêng mình trước đoàn xe như một lời chào thể hiện sự kính trọng.

    Ở các xóm đạo, nếu có ai đó vừa qua đời thì sẽ có người giật chuông báo tử, ai đang đứng ở đâu thì hướng về tiếng chuông đó như một ý niệm nguyện cầu cho người mới mất. Điều đó nó thuộc về tập quán văn hóa, nhưng bây giờ đang dần bị mờ nhạt.

    Sự thay đổi về công nghệ chỉ xem như là "phần cứng", còn "phần mềm" là nhận thức, giáo dục và tư tưởng của con người bây giờ dường như thiếu đi sự kết nối các tập quán đó. Trong tình cảnh hiện nay, chúng ta nên thiết lập một số quy tắc ứng xử nơi công cộng, những cảnh báo nơi nào được phép sử dụng công nghệ dưới hình thức nào như quay, chụp, phát trực tiếp... thì khi người ta thấy được các chỉ báo đó sẽ ý thức hơn về các hành vi ứng xử của mình.

    Đối với những không gian riêng tư, bạn muốn làm gì thì làm nhưng ở không gian công cộng, có ảnh hưởng đến hình ảnh của người khác thì bạn phải ứng xử đúng chuẩn mực, tôn trọng sự riêng tư của mọi người.

    Do đó, điều quan trọng khi xem xét hiện tượng này là phải nhìn nhận dưới góc độ văn hóa, giáo dục. Những người lớn tuổi cần chỉ ra và hướng dẫn cách ứng xử cho bạn trẻ nơi công cộng để mỗi người có lối ứng xử văn hóa, văn minh hơn.

    Ngoài ra, người dùng mạng cũng nên thể hiện trách nhiệm cộng đồng bằng cách báo cáo những hành vi thiếu chuẩn mực đến hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ kiểm tra, gỡ bỏ. Đồng thời, cần nâng cao vai trò trách nhiệm của cộng đồng, vì mỗi cộng đồng dân cư đều có các quy tắc ứng xử riêng, phù hợp với văn hóa, tập quán với từng cộng đồng.

    Ths Trần Thị Phương Nhung - Trường ĐH Huế:

    Cần phải có chế tài

    [​IMG]


    Ths Trần Thị Phương Nhung


    Tận dụng công nghệ livestream là điều cần thiết bởi công nghệ này nó mang lại rất nhiều lợi ích truyền thông tin, hình ảnh cho nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực truyền thông. Nhưng khi công nghệ quá phổ biến, bất kỳ ai cũng dễ dàng trở thành một kênh phát thông tin thì cái quan trọng là mỗi người cần phải ý thức rõ trách nhiệm của mình trước thông tin.

    Không phải bất cứ điều gì của cuộc sống như đánh ghen, tai nạn giao thông, đám ma, xích mích nhau... đều phát trực tiếp hết lên mạng. Người dùng cần phải cân nhắc cái nào nên, cái nào không nên và phát để làm gì bởi sức lan tỏa trên mạng rất lớn, thậm chí có thể gây ra những hệ lụy cho những người xuất hiện trong hình ảnh hoặc ngay cả bản thân người phát.

    Còn với người xem, cần phải cân nhắc, kiểm chứng thông tin bởi trên thực tế đã có nhiều sự kiện mà người phát bình luận dựa trên hình ảnh, lái câu chuyện theo một hướng khác hoặc mang tính chủ quan, nhưng bản chất của câu chuyện có khi ngược lại hoàn toàn.

    Còn với những người sử dụng nền tảng công nghệ với mục đích xấu hoặc kiếm tiền bằng cách phát những hình ảnh thiếu nhân văn, ảnh hưởng đến người xuất hiện trong hình ảnh hoặc người xem thì cần phải xử lý bằng những chế tài đủ mạnh để răn đe.

    Ngoài ra, người xem cũng cần thể hiện thái độ của mình đối với những video này nếu nó lệch chuẩn, phản cảm bằng cách không chia sẻ, không theo dõi, thậm chí báo cáo vi phạm để nhà cung cấp dịch vụ gỡ bỏ. Mỗi người nên là người xem thông minh, không nên để những người lợi dụng nền tảng công nghệ này để trục lợi dựa trên sự tò mò, hiếu kỳ của người xem.

    TS Mai Anh Tuấn:

    Sự tò mò, hiếu kỳ quá lố

    [​IMG]


    TS Mai Anh Tuấn


    Hiện tượng livestream quá lố, thậm chí phạm pháp như ở đám tang của nghệ sĩ Anh Vũ, theo tôi, trước hết xuất phát từ sự tò mò, hiếu kỳ quá lố của một số người dân. Bởi chuyện hiếu hỉ của những người nổi tiếng, bao giờ cũng vậy, thường làm người khác nhao lên.

    Tuy nhiên, cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông cá nhân, sự hiếu kỳ và tò mò của công chúng trở thành mánh lới ăn theo, ăn ké danh tiếng của người khác mà nhiều YouTuber khai thác triệt để.

    Vậy nên họ đến viếng tang không để chia sẻ nỗi đau, nỗi mất mát mà chỉ để khoe khoang mình có mặt, mình theo dõi. Những người đó đã biến chuyện đau buồn thành "lễ hội" của các chiêu trò quay phim, chụp ảnh; thành "sân khấu" cho mình tự lăngxê bản thân. Bi hài dĩ nhiên, nhưng đó cũng là hệ quả tất yếu của một đời sống thừa mứa chuyện thị phi, chuyện tào lao, nhảm nhí; một đời sống chỉ chú mục danh lợi phù phiếm mà ít khi tạo dựng giá trị.

    Ở Việt Nam, trong các sự kiện như cưới xin chẳng hạn, tôi chưa thấy một nghệ sĩ nổi tiếng nào lấy sự kiện đó để kiến tạo một lối sống giản dị, trọng truyền thống và trọng riêng tư, như một số nghệ sĩ Hàn Quốc chẳng hạn. Họ đều muốn và trở nên ngập ngụa trong truyền thông rùm beng đủ kiểu.

    Ông Trần Vũ Hoài (Hà Nội):

    Đưa ra các quy chế xã hội

    [​IMG]


    Ông Trần Vũ Hoài


    Dưới góc độ xã hội, việc các YouTuber đã làm tại đám tang của nghệ sĩ Anh Vũ hay những chuyện tương tự là việc không nên dù mọi người đều được hưởng quyền được bảo vệ tự do cá nhân.

    Việc các YouTuber tự động livestream ngoài ý muốn của các cá nhân liên quan, nhằm kiếm lợi từ việc đó, là điều cần được pháp luật đặt trong vòng kiểm soát để đảm bảo quyền riêng tư của mọi công dân.

    Về phương diện nghề nghiệp, nếu các YouTuber muốn được xã hội coi trọng như một kênh truyền thông có giá trị, thì tự bản thân cộng đồng đó cũng phải đặt mình vào một khuôn khổ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp nhất định. Cụ thể cái khuôn khổ này nên như thế nào thì cần phải tranh luận thêm.

    Còn nếu họ ngang nhiên đặt mình vào tình huống cố tình vi phạm pháp luật cũng như những chuẩn mực nghề nghiệp cần có, xâm phạm tự do cá nhân người khác gây phản cảm và hậu quả khác thì phải chịu quy định của pháp luật.

    Vì đây là những hiện tượng mới trong bối cảnh mạng xã hội đang làm thay đổi nhanh chóng cách thức tạo tin, gây ra những hậu quả cho các cá nhân liên quan ngoài ý muốn, nên các nhà chức trách cần nhanh chóng xem xét để đưa ra các quy chế xã hội, cũng như pháp luật cần thiết. Vừa đảm bảo tự do ngôn luận vừa đảm bảo quyền cá nhân của con người và các nguyên tắc xã hội tốt đẹp.


    Ông Ngô Trần Vũ - Giám đốc Công ty Bảo mật:

    Livestream sẽ còn có ảnh hưởng mạnh

    [​IMG]


    Ông Ngô Trần Vũ


    Livestream chưa bao giờ đơn giản như hiện nay. Tôi tin rằng livestream có ảnh hưởng mạnh hơn cả truyền hình truyền thống và phá vỡ giới hạn của truyền thông cá nhân đến mọi người. Mỗi người có thể trở thành 1 đài truyền hình, 1 kênh truyền thông ngay lập tức với chi phí bằng 0.


    Ông Nguyễn Duy Vĩ - Giám đốc marketing dịch vụ du lịch:

    Nên xử lý các livestream tiêu cực

    [​IMG]


    Ông Nguyễn Duy Vĩ


    Livestream đang được ứng dụng khá nhiều vào đời sống hiện nay. Để phát huy sự tích cực của livestream, việc đầu tiên cần cải thiện là ý thức của người dân trong việc sử dụng smartphone để livestream, tăng cường giáo dục về nhận thức đúng đắn khi livestream một sự việc nào đó. Ngoài ra, các đơn vị chức năng cũng nên vào cuộc xử lý các livestream bán hàng "đểu" hoặc các livestream mang yếu tố tiêu cực.


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này