Công ty Thiết kế web

Loại bỏ viền màn hình đồng nghĩa với “giết chết” smartphone

Thảo luận trong 'Điện thoại - Máy tính bảng - Laptop - PC' bắt đầu bởi anhvankiet_262, 18/2/19.

  1. anhvankiet_262

    anhvankiet_262 Active Member

    https://hauionline.edu.vn

    [​IMG]

    Theo Yanko Design, kể từ thời điểm chiếc điện thoại đầu tiên có màn hình, bộ phận này đã trở thành một phần không thể tách rời của thiết bị. Khi các nhà sản xuất tiếp tục cuộc chạy đua loại bỏ viền màn hình, thời kỳ hoàng kim của smartphone có thể cũng sắp đến hồi kết thúc.

    Viền màn hình – “Kẻ thù” số 1 hiện nay


    Một bản concept iPhone với màn hình tràn cạnh xuất hiện vào năm 2012 dường như là điểm khởi đầu của quá trình loại bỏ viền bezel. 2 năm sau, cột mốc đầu tiên được Samsung hình thành với dòng điện thoại Galaxy Edge màn hình cong.

    Mẫu concept iPhone toàn màn hình xuất hiện cách đây 6 năm
    Các hãng dần tin rằng khi chất lượng màn hình đủ tốt, không còn bị hiện tượng rỗ hạt nữa, lúc đó họ có thể đẩy mạnh xu hướng thiết kế loại bỏ viền màn hình: Đầu tiên là thu hẹp viền ở 2 cạnh bên, sau đó đến 2 cạnh trên lẫn dưới, rồi ngay cả nút home cũng không còn để tối ưu hóa diện tích ở mặt trước.

    Khi iPhone X ra đời cuối năm ngoái, viền màn hình đã được “cắt gọt” rất nhiều, và kết quả: Một cụm notch "tai thỏ" xuất hiện ở chính giữa cạnh trên do Apple muốn kéo phần hiển thị ra thật sát mép cạnh mà vẫn phải trang bị các bộ phận cảm biến – thiết kế bị nhiều người cho là khá “vô duyên” nhưng đã nhanh chóng được các hãng điện thoại Android học tập theo.


    Mới đây nhất, Vivo giới thiệu nguyên mẫu của X20 Plus UD và Apex – 2 thiết bị sở hữu cảm biến vân tay nhúng vào màn hình, trong đó riêng Apex còn có thiết kế camera trước vô cùng độc đáo: Thay vì nằm trên màn hình, nó được chuyển thành một mô đun trồi lên – hạ xuống tích hợp vào cạnh trên.

    Năm 2015, từng có bản concept miêu tả cách ẩn camera trước bên trong màn hình: Khi bạn muốn chụp ảnh, phần hiển thị sẽ tắt để hiển thị ống kính. Những điều vừa nêu cho thấy, gần như tất cả đều đang hướng về một tương lai mà người dùng chỉ nhìn thấy màn hình ở mặt trước smartphone.

    Viền màn hình biến mất, smartphone cũng không còn


    Giả sử, đến năm 2019, điện thoại toàn màn hình đã xuất hiện. Mọi người đều sở hữu một chiếc smartphone với thiết kế như vậy. Nhưng điều gì sẽ xảy ra?

    Khi đó, những sản phẩm thuộc thế hệ sau này sẽ trông hoàn toàn giống với cái mà bạn đã có. Tất cả những gì Jonathan Ive - Giám đốc thiết kế của Apple có thể nói trong video giới thiệu iPhone sẽ như thế này: “iPhone mới là chiếc điện thoại tốt nhất mà chúng tôi đã làm ra vì nó mỏng hơn”.


    Một thế giới mà tất cả điện thoại chỉ có một màn hình ở mặt trước sẽ giống như một thế giới mà tất cả xe hơi trông giống hệt nhau và chỉ khác biệt ở bên trong, khiến người dùng thực sự bối rối khi lựa chọn.

    Và rồi có thể các nhà sản xuất lại quảng cáo những tính năng như thế này để hi vọng trở nên nổi bật trong mắt khách hàng: Điện thoại pin “trâu” hơn, điện thoại bẻ cong được hay thậm chí... điện thoại có sự xuất hiện trở lại của jack cắm tai nghe? Nên nhớ, màn hình luôn là bộ phận làm hao pin nhiều nhất, nghĩa là điện thoại toàn màn hình chắc chắn sẽ ngốn không ít năng lượng.

    Khi trở nên "na ná" như nhau, doanh số smartphone bị sụt giảm và dần tiến đến giai đoạn sụp đổ.

    Tương lai thuộc về thiết bị đeo


    Từ lâu, các chuyên gia đã dự đoán về ngày điện thoại thông minh sụp đổ, khi tương lai thuộc về thiết bị đeo với khả năng thu thập nhiều dữ liệu về sức khỏe, loại thông tin rất quan trọng với cá nhân người dùng cũng như ngành y tế. Đã có những trường hợp thiết bị đeo cải thiện chất lượng cuộc sống.


    Thiết bị đeo sẽ phát triển, cung cấp cho bạn trải nghiệm IoT (Internet of Things) tốt hơn, giúp bạn có một cuộc sống không chỉ được kết nối hiệu quả hơn mà còn khỏe mạnh hơn.

    Trước thời điểm đó, chúng ta có thể tin rằng năm 2018 và 2019 sẽ là kỷ nguyên rực rỡ của thiết kế giao diện trực quan và trải nghiệm người dùng, khi điện thoại đều trông giống nhau, còn khách hàng thì mong muốn một cái nhìn khác biệt cho cá nhân.

    Viền màn hình không phải là thứ duy nhất đã “chết”. Bàn phím cũng từng biến mất trong lặng lẽ. Nhận thức rằng giọng nói là cách tốt nhất và tự nhiên nhất để tương tác, cùng với sự phát triển của AI (trí tuệ nhân tạo), các hãng công nghệ đã và đang tạo ra trải nghiệm hoàn toàn mới: Không cần gõ hay chạm vào màn hình, chỉ cần nói chuyện và ra lệnh cho điện thoại.

    Kết


    Điện thoại thông minh có thể sẽ không vô dụng khi trở thành thiết bị toàn màn hình, vì khi con người vẫn đề cao sự gắn kết, smartphone vẫn còn giá trị là một trợ lý kỹ thuật số hoặc một người bạn có vai trò lắng nghe và trò chuyện cùng người dùng.


    Sẽ rất thú vị khi nhìn thấy sự chuyển đổi từ trải nghiệm chủ yếu là thị giác sang trải nghiệm mang nhiều giác quan hơn, “thật” hơn trên một chiếc điện thoại. Nhưng rồi cũng sẽ đến lúc, smartphone không còn là nhân vật chủ đạo với người dùng, mà thiết kế toàn màn hình, loại bỏ viền chính là một trong những yếu tố dẫn đến viễn cảnh ấy.

    Bạn có suy nghĩ gì về điện thoại toàn màn hình và thiết bị đeo trong tương lai? Cùng chia sẻ quan điểm thông qua phần bình luận ở bên dưới nhé.

    Xem thêm:

    • Điện thoại màn hình càng lớn, ta càng dùng nhiều hơn
    • Ngưng dùng smartphone 1 tuần, chúng ta được gì và mất gì?
     

trang này