Công ty Thiết kế web

Loạt khách sạn 4-5 sao rao bán giảm giá

Thảo luận trong 'Nhà Đất - Bất Động Sản' bắt đầu bởi mshoangthuy, 9/9/20.

  1. mshoangthuy

    mshoangthuy Member

    Thời gian nửa đầu năm chỉ có các khách sạn nhỏ hoặc 1-3 sao kinh doanh khó khăn do tác động của dịch COVID-19 phải rao bán. Tuy nhiên, đến nay nhiều khách sạn hạng sang cũng phải chung cảnh ngộ.

    Bán khách sạn hạng sang vì gánh nợ

    Mới đây, nhiều khách sạn 4-5 sao tại một số tỉnh, thành còn phải hạ giá so với thời điểm đầu rao bán. Gần nhất, Ngân hàng BIDV vừa có thông báo đấu giá một tổ hợp khách sạn hội nghị, nhà hàng, tiệc cưới tiêu chuẩn bốn sao tại quận 7, TP.HCM với mức giá hơn 377 tỉ đồng. Mức giá này đã giảm hơn 163 tỉ đồng so với giá rao bán thời điểm cuối năm 2019. Ngoài ra, ngân hàng này còn rao bán một khách sạn năm sao tại Phú Yên với giá khởi điểm hơn 310 tỉ đồng, giảm 30 tỉ đồng so với trước đó hai tháng.

    Một khách sạn năm sao có tiếng ở Nha Trang cũng được chào giá 1.500 tỉ đồng, giảm khoảng 10% so với lần rao bán trước. Còn tại Phú Quốc có những khách sạn khu trung tâm cũng rao bán, giảm khoảng 15% so với giá rao ban đầu.

    Ế khách, kinh doanh thua lỗ, buộc phải rao bán là tình trạng chung của nhiều khách sạn. Ông Nguyễn Tiến Trung, giám đốc quản lý một khách sạn bốn sao tại TP.HCM, cho biết sự hồi phục của thị trường khách sạn diễn ra khá chậm do ảnh hưởng quá lớn của dịch COVID-19. Với các khách sạn hạng sang, lượng khách chính là khách quốc tế, doanh nhân, khách công vụ nên càng khó khăn hơn.

    “Giá phòng hiện nay đã giảm 15%-25% nhưng công suất phòng vẫn giảm mạnh. Tình trạng khách sạn năm sao tại trung tâm TP.HCM nhưng công suất phòng chỉ đạt dưới 10% trong nhiều ngày giờ là chuyện bình thường. Một số khách sạn tiết giảm chi phí, giảm giá 30%-40%, thậm chí hơn nhưng vẫn không có khách” - ông Trung nói.

    Đánh giá nguyên nhân, ông Lê Bá Chí Nhân, chuyên gia bất động sản, cho rằng chủ yếu các khách sạn lớn phải rao bán vì gánh nặng vay nợ ngân hàng. Khác với khách sạn thường, các khách sạn hạng sang được quản lý chuyên nghiệp, tài chính mạnh, có quỹ dự phòng rủi ro nên việc rao bán rất ít khi xảy ra.

    “Trường hợp rao bán chỉ xảy ra khi chủ khách sạn đó thế chấp tài sản để đi vay ngân hàng đầu tư những lĩnh vực khác. Tuy nhiên, kinh doanh ế ẩm mùa dịch cũng là một nguyên nhân lớn” - ông Nhân phân tích.

    [​IMG]

    Một khách sạn chuẩn bốn sao đang được rao bán. Ảnh: QUANG HUY

    Nhà đầu tư ngoại dòm ngó

    TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, cho biết thị trường khách sạn nghỉ dưỡng sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh. Các chuyến bay quốc tế vẫn chưa thể nối lại và nhu cầu du lịch từ khách nội địa cũng chưa tăng cao.


    Theo TS Khương, thị trường khách sạn hạng sang Việt Nam được đánh giá vẫn tiềm năng với các nhà đầu tư quốc tế. TP.HCM là một trong những thị trường được tìm kiếm nhiều nhất ở Việt Nam.

    Bất động sản là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, trong đó các phân khúc bán lẻ, văn phòng, khách sạn chịu thiệt hại nặng nhất. Chủ những bất động sản này sử dụng đòn bẩy tài chính cao nên khi làm ăn kém sẽ không chịu nổi gánh nặng nợ, dẫn đến phải chuyển nhượng.

    “Trong cơ chế thị trường, khó khăn của người này lại là cơ hội của người khác. Các hoạt động mua bán, sáp nhập vì thế sẽ trở nên sôi động dù thời điểm này đó vẫn là những cơn sóng ngầm. Giá trị cao, người mua hạn chế nên các khách sạn hạng sang buộc phải giảm giá là tất yếu” - TS Khương nhận định.

    Mặt khác, chuyên gia Lê Bá Chí Nhân cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến các tài sản khách sạn đang được vận hành với dòng tiền có sẵn. Trong khi đó, phần lớn nhà đầu tư trong nước lại quan tâm phát triển khách sạn và khu nghỉ dưỡng từ các quỹ đất trống.

    Nhu cầu đầu tư khách sạn của nhà đầu tư trong nước đang lớn dần. Với lợi thế hiểu biết về địa lý, kinh tế cũng như tình hình chính trị trong nước, nhà đầu tư trong nước sẵn sàng theo đuổi các thương vụ có giá trị giao dịch lớn, tạo ra sự cạnh tranh khá khốc liệt với nhà đầu tư nước ngoài.

    Ông Nhân lạc quan cho rằng thị trường khách sạn, nghỉ dưỡng sẽ hồi phục nhanh khi dịch bệnh được kiểm soát, các đường bay quốc tế được mở lại. “Thị trường khách sạn tại Hà Nội, TP.HCM, tiếp đến là Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc… sẽ sớm sôi động, thu hút khách tìm đến sau dịch” - ông Nhân nói.


    Kinh doanh khách sạn vẫn khó khăn

    Báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM quý II-2020 của Savills Việt Nam cho thấy phân khúc khách sạn vẫn gặp nhiều thách thức. Công suất khách sạn trong quý chỉ đạt 12%. Áp lực từ công suất phòng thấp đã khiến giá thuê phòng khách sạn trung bình tại TP.HCM chỉ đạt 60 USD/phòng/đêm. Phân khúc năm sao chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

    Toàn thị trường TP.HCM hiện có 84 khách sạn cung cấp khoảng 12.400 phòng, nguồn cung giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái do nhiều khách sạn đóng cửa tạm thời. Báo cáo Savills Việt Nam cũng cho biết với tỉ lệ phòng trống của toàn thị trường luôn dao động quanh mức 30% trước khi đại dịch bùng phát, phân khúc khách sạn có thể tiếp tục gặp khó khăn trong giai đoạn tới.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này