Công ty Thiết kế web

Lucky88 đưa tin: Giật mình "Ronaldo" đầu tiên chơi bóng ở châu Á: Đá hậu vệ, từng "ăn hôi" cúp vàng

Thảo luận trong 'Các loại sản phẩm/dịch vụ khác' bắt đầu bởi luke.nguyen, 22/1/23.

  1. luke.nguyen

    luke.nguyen Member

    Không phải CR7 (Cristiano Ronaldo), ngôi sao đầu tiên mang tên Ronaldo từng chinh phục bóng đá châu Á là một nhà cựu vô địch thế giới.

    Xem thêm: Kèo Châu Á là gì? Kèo cược chấp là gì? Tỷ lệ kèo chấp Châu Á?

    Tháng 1/2023, Cristiano Ronaldo chính thức ký hợp đồng 3 năm với câu lạc bộ Al Nassr ở Saudi Arabia kèm mức đãi ngộ 200 triệu euro/năm, qua đó khép lại quãng thời gian thi đấu đỉnh cao.
    Lịch sử bóng đá từng chứng kiến không ít ngôi sao nổi tiếng trùng tên Ronaldo, có thể kể đến Ronaldo "béo", Ronaldinho và đương nhiên cả CR7. Dù vậy không phải Ronaldo nào cũng lựa chọn một câu lạc bộ châu Á làm bến đỗ trong sự nghiệp.
    Giật mình "Ronaldo" đầu tiên chơi bóng ở châu Á: Đá hậu vệ, từng "ăn hôi" cúp vàng World Cup - 1
    Ronaldao, cựu hậu vệ Shimizu S-Pulse (Nhật Bản) chính là "Ronaldo" đầu tiên thi đấu tại một giải vô địch quốc gia châu Á.
    Theo nhiều nguồn tư liệu, Ronaldo Rodrigues de Jesus, hay được biết đến với cái tên Ronaldao, một cựu hậu vệ người Brazil chính là "Ronaldo" đầu tiên chơi bóng ở châu Á và cũng là Ronaldo đầu tiên thành danh trong làng bóng đá chuyên nghiệp.
    Ronaldao sinh ngày 19/6/1965 tại Sao Paulo. Giai đoạn đầu sự nghiệp, ông vẫn sử dụng cái tên Ronaldo in trên áo đấu nhưng sau đó đổi sang Ronaldao (tức "Ronaldo lớn") để phân biệt với người đàn em nổi đình nổi đám Ronaldo de Lima, hay Rô "béo".
    Thời điểm ấy, Rô "béo" dùng biệt danh Ronaldinho (tức "Ronaldo bé") rồi mới đổi hẳn sang tên Ronaldo, đồng thời chuyển giao biệt danh Ronaldinho cho một đàn em trùng tên khác là Ronaldo de Assis Moreira, hay Rô "vẩu"!
    Ronaldao sở hữu sự nghiệp không đến nỗi nào khi khoác áo 3 câu lạc bộ nổi tiếng nhất Brazil là Sao Paulo (1986-1993), Flamengo (1995-1996), Santos (1997). Thời đỉnh cao, ông cùng đội bóng quê hương Sao Paulo giành 1 chức vô địch Copa Libertadores (tương đương Champions League ở châu Âu), 2 cúp Liên lục địa (tiền thân của FIFA Club World Cup).
    Năm 1994, ở tuổi 29, Ronaldao bất ngờ chia tay Sao Paulo để sang Nhật Bản khoác áo Shimizu S-Pulse. Câu lạc bộ này thành lập vào năm 1991, thuộc nhóm 10 thành viên sáng lập giải vô địch quốc gia Nhật Bản J.League (Original Ten) và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến bóng đá "xử sở mặt trời mọc". Sau 2 năm, ông thi đấu 46 trận, ghi 3 bàn trước khi hồi hương khoác áo Flamengo.
    Ở cấp độ quốc tế, Ronaldao có 14 lần khoác áo ĐTQG Brazil (ghi 2 bàn) và nằm trong thành phần "những vũ công samba" vô địch World Cup 1994. Trên thực tế, ông phải tức tốc đáp chuyến bay từ Nhật Bản đến Mỹ sau khi nhận lệnh triệu tập từ HLV trưởng Carlos Alberto Parreira đúng vào ngày khai mạc (thay thế Ricardo Gomes bị chấn thương).
    Giật mình "Ronaldo" đầu tiên chơi bóng ở châu Á: Đá hậu vệ, từng "ăn hôi" cúp vàng World Cup - 2
    Ronaldo "lớn" (Ronaldao) lẫn Ronaldo "bé" (Rô béo) không thi đấu phút nào trong hành trình vô địch World Cup 1994 của ĐT Brazil
    Tại giải đấu này, cả Ronaldo "lớn" (Ronaldao) lẫn Ronaldo "bé" (Rô béo) đều không ra sân phút nào. Dù vậy, cái mác nhà vô địch World Cup của Ronaldao vẫn giúp ông lẫn đội bóng chủ quản Shimizu S-Pulse "thơm lây".
    Chơi hậu vệ, cộng với việc những hậu bối trùng tên liên tục gặt hái thành công rực rỡ, không ngạc nhiên khi Ronaldao dần chìm vào quên lãng. Dù sao đi nữa, bản thân ông chẳng cần quá tiếc nuối vì từng vinh dự nâng cao cúp vàng thế giới, điều mà không phải huyền thoại bóng đá nào cũng làm được.
     

trang này