Công ty Thiết kế web

Mất mát về uy tín, danh dự là rất lớn

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi test, 6/7/20.

  1. test

    test New Member

    Mất mát về uy tín, danh dự là rất lớn
    Nhiều quan điểm cho rằng cán bộ, công chức khi đã nghỉ hưu thì việc “xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm” là không quan trọng, không ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Theo tôi hiểu việc Quốc hội quy định hình thức xử lý kỷ luật này có mấy lý do chính sau đây:

    Một là để thống nhất giữa quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xử lý kỷ luật cán bộ. Theo Quy định 102-QĐ/TW thì “Đảng viên sau khi chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận; nếu vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải thi hành kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và những nội dung nêu trong quy định này”. Bởi đại đa số cán bộ, công chức giữ chức vụ đều là đảng viên nên việc xử lý kỷ luật thống nhất về mặt Đảng và chính quyền là điều cần thiết.

    Hai là việc “xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm” sẽ làm cho cán bộ, công chức đó bị hạn chế nhiều quyền lợi, đặc biệt có ý nghĩa khi xử lý những cán bộ, công chức cấp cao. Bởi cán bộ cấp cao nguyên chức vẫn hưởng một số quyền lợi được quy định tại nhiều văn bản như Quy định 121-QĐ/TW năm 2018 về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; Luật Cảnh vệ; Nghị định 105/2012 về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

    [​IMG]

    TS Trần Tuấn Duy, Trưởng khoa Luật, Học viện Cán bộ TP.HCM

    Như vậy khi người đó bị xử lý kỷ luật với hình thức “xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm” thì đồng nghĩa với việc các quyền lợi trên sẽ không còn nữa. Bên cạnh đó, người bị xử lý còn bị mất danh dự, uy tín không những của cá nhân họ mà còn của cả gia đình, dòng họ. Đây là những mất mát rất lớn, thậm chí còn hơn cả những lợi ích vật chất mà họ bị hạn chế như đã nói trên đây. Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rằng việc xóa ở đây là xóa các quyền lợi về tinh thần, vật chất mà người đó được hưởng bắt nguồn từ chức vụ họ đã đảm nhiệm trước khi nghỉ hưu.

    Ba là việc xử lý cán bộ ngay cả khi đã về hưu sẽ xóa bỏ tư tưởng “hạ cánh an toàn” và góp phần vào việc củng cố kỷ luật, kỷ cương trong hệ thống chính trị và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức đương nhiệm phải có ý thức trong việc điều chỉnh hành vi của mình, khi có ý định thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì phải nghĩ đến những hậu quả mà mình có thể phải gánh chịu ngay cả khi đã nghỉ việc hoặc về hưu.


    6 điểm mới đáng chú ý liên quan đến CBCCVC

    cùng với quy định về xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức còn một số quy định mới đáng chú ý khác.

    1. Chỉ còn ba trường hợp áp dụng chế độ “biên chế suốt đời” với viên chức

    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức vẫn giữ nguyên hai loại hợp đồng làm việc là không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Tuy nhiên, hợp đồng không xác định thời hạn hay “chế độ biên chế suốt đời” chỉ còn được áp dụng với ba trường hợp:

    - Viên chức được tuyển dụng trước 1-7-2020;

    - Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức;

    - Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

    2. Kết quả chất lượng cán bộ được công khai ở nơi làm việc

    Kết quả đánh giá cán bộ, công chức được phân loại thành bốn mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả này được lưu vào hồ sơ cán bộ, thông báo đến cán bộ được đánh giá và công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác.

    Trong khi đó, theo quy định hiện hành, kết quả chỉ được lưu vào hồ sơ và thông báo đến cán bộ, công chức được đánh giá.


    3. Trong thời hạn xử lý kỷ luật, viên chức vẫn được giải quyết nghỉ hưu

    Luật Viên chức 2010 quy định không giải quyết nghỉ hưu cho viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử.

    Luật hiện hành đã loại bỏ nội dung “không giải quyết nghỉ hưu” ra khỏi điều luật. Khi đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, viên chức vẫn được xem xét giải quyết nghỉ hưu và trong thời hạn 12 tháng vẫn có thể được bổ nhiệm lại hoặc bố trí chức vụ thấp hơn.

    4. Thêm trường hợp xét tuyển công chức

    Việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức đối với từng nhóm đối tượng sau đây:

    - Cam kết tình nguyện làm việc từ năm năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

    - Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;

    - Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.

    Trước đó, theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008, chỉ người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 cam kết tình nguyện làm việc từ năm năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì mới được tuyển dụng thông qua xét tuyển.

    5. Đánh giá công chức, viên chức qua công việc, sản phẩm cụ thể

    Các nội dung để đánh giá công chức, viên chức được quy định rõ ràng, cụ thể hơn nhằm tạo thuận lợi cho việc đánh giá cán bộ. Đáng chú ý, việc đánh giá công chức, viên chức từ 1-7-2020 sẽ căn cứ theo công việc cụ thể được giao; tiến độ và chất lượng thực hiện nhiệm vụ.

    Ngoài ra, việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể.

    (Trích Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ,
    công chức và Luật Viên chức, có hiệu lực từ 1-7-2020)

    ĐỨC MINH

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này