Công ty Thiết kế web

Mở rộng điều tra vụ Đường ‘nhuệ’, làm rõ nghi vấn bảo kê

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi test, 6/5/20.

  1. test

    test New Member

    Mở rộng điều tra vụ Đường ‘nhuệ’, làm rõ nghi vấn bảo kê
    Chiều tối 5-5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 sau một tháng gián đoạndịch COVID-19.

    Tại cuộc họp báo, một số câu hỏi được đặt ra cho đại diện Bộ Công an liên quan đến tiến độ điều tra vụ án xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội (thuộc Sở Y tế TP Hà Nội) và một số đơn vị liên quan.

    Hoạt động của Đường “nhuệ” rất tinh vi

    Về vụ Đường “nhuệ” ở Thái Bình, báo chí đặt câu hỏi: “Có ý kiến vụ Đường “nhuệ” có nhiều biểu hiện giống vụ Năm Cam mà chúng ta từng phá án. Bộ Công an có đánh giá gì về vụ án này?”.

    Trả lời, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, cho hay theo dõi của Bộ Công an từ năm 2010 tới nay, Công an Thái Bình đã xử lý 20 vụ, 15 đối tượng, trong đó có những đối tượng có mối quan hệ với bị can Nguyễn Xuân Đường (hay còn gọi là Đường “nhuệ”).

    Tuy nhiên, theo ông Quang, hoạt động của đối tượng Đường rất tinh vi. Phần lớn các vụ việc đã xử lý, Đường không ra mặt, do vậy không có đủ căn cứ để xử lý đối với Đường và quá trình thu thập chứng cứ rất khó khăn.

    Trung tướng Lương Tam Quang cũng thông tin: Băng nhóm tội phạm Đường “nhuệ” là băng nhóm tội phạm có tổ chức, núp dưới danh nghĩa doanh nghiệp. Cụ thể là che mắt dưới vỏ bọc doanh nhân thành đạt, có hoạt động từ thiện, thiện nguyện.

    Phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, rất xảo quyệt, có nhiều phương thức đối phó với cơ quan chức năng nên rất khó khăn trong việc thu thập chứng cứ.

    “Bộ Công an đã chỉ đạo công an các địa phương vận động quần chúng tố giác hành vi tội phạm” - ông Quang nói và cho biết nhờ vậy mới đủ căn cứ xử lý vụ việc này.

    Liên quan đến nghi vấn có hiện tượng bảo kê, chống lưng cho Đường hoạt động, ông Quang cho rằng mọi vi phạm phải được xử lý theo đúng quy định pháp luật, phải có chứng cứ chứng minh cụ thể.

    “Về vấn đề này, Bộ Công an đang chỉ đạo Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình khẩn trương điều tra, mở rộng vụ việc một cách khách quan, công tâm, đúng pháp luật” - ông Quang nói và nhấn mạnh quan điểm xem xét toàn diện, vi phạm đến đâu xử lý đến đó, làm triệt để, không có vùng cấm, không bỏ lọt tội phạm song cũng không làm oan người vô tội.

    “Khi có kết quả điều tra, chúng tôi sẽ cung cấp cho cơ quan báo chí” - ông Quang nói thêm và cho rằng nếu thông tin bị lộ, lọt sẽ gây khó khăn trong hoạt động điều tra.

    [​IMG]

    Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đang thông tin cho báo chí tại buổi họp báo. Ảnh: ĐỨC MINH

    Vụ CDC: Câu kết gian lận, nâng khống giá trị gói thầu

    Về vụ CDC Hà Nội, Trung tướng Lương Tam Quang cho biết: Ngày 22-4, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại CDC. Đồng thời, cơ quan này cũng ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện các lệnh khám xét và lệnh bắt bị can để tạm giam, áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với bảy người về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

    “Kết quả bước đầu xác định các đối tượng cùng với các công ty đã câu kết gian lận, thông đồng, nâng khống giá trị gói thầu mua sắm hệ thống xét nghiệm COVID-19 lên khoảng gấp ba lần” - ông Quang nói. Ông cho biết các đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội cũng như tự nguyện khắc phục hậu quả, nộp lại khoản tiền đó.

    Trung tướng Lương Tam Quang cũng cho biết qua nắm tình hình, có nhiều địa phương trong cả nước cũng tổ chức mua thiết bị y tế liên quan đến hóa chất, khẩu trang y tế để chống dịch COVID-19. Bộ Công an đã tham mưu cho Thủ tướng và Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành khẩn trương rà soát, chấn chỉnh thẩm định và thanh tra.

    Theo ông Quang, các địa phương đã vào cuộc để thanh tra các gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư, thuốc chữa bệnh phục vụ chống dịch, nhất là các gói thầu mua sắm máy xét nghiệm… “Thanh tra Bộ Y tế, thanh tra các tỉnh, thành sau khi rà soát, thanh tra mà thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì lúc đấy cơ quan công an sẽ tiếp nhận và chúng tôi sẽ xử lý theo đúng quy định” - Thứ trưởng Bộ Công an nói.


    “Không có tiêu chí nào nói phải đeo mặt nạ chống giọt bắn”

    Tại cuộc họp báo, PV cũng đặt câu hỏi liên quan đến những bất cập khi học sinh đi học trở lại phải đeo mũ chống giọt bắn, đeo khẩu trang trong phòng không bật điều hòa trong khi thời tiết nắng nóng. Một số địa phương có hướng cho học sinh mầm non, tiểu học đi học trở lại nhưng không học bán trú khiến phụ huynh gặp khó khăn…

    Trả lời, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho hay quan điểm của bộ là đã đi học thì phải an toàn. “Vấn đề an toàn phải căn cứ vào đánh giá của cơ quan chuyên môn là Bộ Y tế” - ông Độ nhấn mạnh.

    Bộ Y tế có văn bản gửi Bộ GD&DT, Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thế nào là an toàn. Trên cơ sở khuyến cáo của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT đã ban hành hai bản xây dựng tiêu chí đánh giá thế nào là một nhà trường an toàn. Theo đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 15 tiêu chí đánh giá, trong đó có các tiêu chí “cứng” là giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, rửa tay, khử khuẩn toàn bộ nhà trường và không tổ chức hoạt động tập thể.

    “Không có tiêu chí nào nói phải đeo mặt nạ chống giọt bắn” - ông Độ nói. Ông cũng cho hay Bộ Y tế cũng không có hướng dẫn phải đeo mặt nạ chống giọt bắn, đây là sự sáng tạo của các địa phương.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này