Rượu nếp cẩm là thức uống đặc trưng của nhiều vùng miền vào ngày Tết Đoan ngọ. Cơm nếp cẩm được ăn vào buổi sáng với quan niệm diệt sâu bọ. Rượu nếp cẩm ngọt, thơm, đậm đà. Bạn cũng có thể tự ngâm rượu nếp cẩm tại nhà nếu làm theo hướng dẫn sau. Tác dụng của nếp cẩm với sức khỏe Nếp cẩm còn được gọi là “bổ huyết mễ” - loại gạo có dinh dưỡng cao top dầu các loại gạo. Hàm lượng protein của nếp cẩm cao hơn 6,8% và chất béo cao hơn 20% so với các dòng gạo khác. Ngoài ra, gạo nếp cẩm còn chứa tới 8 loại axit amin cùng carotene và các nguyên tố vi lượng cần thiết. Đặc biệt hơn, nếp cẩm cũng có nguồn Vitamin E phong phú, chất xơ và chất chống oxy hóa tương đương với các loại hoa quả. Chính nhờ thế mà nếp cẩm mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể như: - Bảo vệ tim mạch, bảo vệ động mạch và giảm nguy cơ đột quỵ nhờ các chất phytochemical - Có tác dụng cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể. -Tăng cường sức đề kháng, đào thải độc tố trong cơ thể nhờ các chất oxy hóa. - Giúp ngăn ngừa tiểu đường vì lượng chất xơ từ hạt gạo nếp cẩm có thể giúp glucose (đường) hấp thụ trong một khoảng thời gian dài hơn. - Tốt cho hệ tiêu hóa nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào. Đặc biệt cơm rượu nếp cẩm có tính ấm, vị ngọt dễ ăn, dễ tiêu hóa, giúp làm ấm bụng, ngăn ngừa táo bón đầy hơi và các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa khác. - Ngăn chặn bệnh béo phì vì các chất dinh dưỡng trong gạo nếp cẩm đảm bảo ổn định năng lượng cơ thể, giảm cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, gạo nếp cẩm có tác dụng kháng insulin từ đó ngăn chặn nguy cơ béo phì. - Lớp màng đen bên ngoài của nếp cẩm chứa nhiều vitamin E, khi lên men lai có nhiều vitamin B cùng các vi chất có tác dụng làm đẹp với chị em phụ nữ. Xem thêm: https://gomsubaokhanh.vn/tu-ngam-ruou-nep-cam-tai-nha-cho-ngay-tet-doan-ngo.html