Công ty Thiết kế web

Ngân hàng muốn xiết chung cư: Không dễ

Thảo luận trong 'Nhà Đất - Bất Động Sản' bắt đầu bởi mshoangthuy, 9/3/19.

  1. mshoangthuy

    mshoangthuy Member

    Mấy ngày nay, gần 2.000 cư dân tại chung cư Khang Gia Tân Hương ở đường Tân Hương, phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM như ngồi trên lửa vì chủ đầu tư (CĐT), Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển địa ốc Khang Gia, đã thế chấp chung cư này và đang bị ngân hàng xiết nợ.

    Cư dân cho biết khi mua dự án này họ được vay gói hỗ trợ mua nhà ở xã hội 30.000 tỉ đồng nên đinh ninh là ngân hàng đã thẩm tra pháp lý đầy đủ.

    Không để ngân hàng xiết nhà dân

    Anh Lê Quốc Dũng, cư dân tại khối 2, cho biết mình được vay gói tín dụng 30.000 tỉ đồng từ Ngân hàng VietinBank. “Cứ tưởng đóng đủ tiền sẽ có giấy hồng nhưng tình hình bây giờ bất an quá, có khi nào chúng tôi mất trắng không?” - anh nói.

    Cùng cảnh ngộ, anh Khánh là cư dân mua căn kiốt tại tầng trệt chung cư hoang mang: “Chúng tôi không biết phải làm sao, trông cậy vào ai vì không liên hệ được CĐT. Các buổi làm việc với cư dân đều không có mặt CĐT”. Anh Khánh còn gặp khó vì sau khi mua mới biết căn kiốt của mình rơi vào diện tích của bãi giữ xe do CĐT tự ý thay đổi diện tích, thay đổi công năng một số vị trí.

    Trưởng ban quản trị chung cư Nguyễn Mạnh Hùng cho biết hơn 2/3 số căn hộ ở đây được Ngân hàng BIDV cho vay gói tín dụng 30.000 tỉ đồng. Chính ban quản trị cũng không rõ tính pháp lý của dự án vì không nhận được bất cứ thông tin nào về việc chung cư đã bị thế chấp ở Nam Á.

    Chiều 8-3, trao đổi với chúng tôi, bà Hứa Thị Hồng Đang, Chủ tịch UBND quận Tân Phú, cho biết quận đã chủ động mời đại diện Ngân hàng Nam Á đến làm việc vào chiều 7-3.

    Theo đó, quận yêu cầu ngân hàng không được tổ chức hoạt động kê biên bất kỳ thứ gì ở chung cư Khang Gia Tân Hương, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự ở đây và quyền lợi của cư dân. “Vì tại thời điểm này, tài sản ở chung cư là tài sản của cư dân chứ không phải của CĐT” - bà Đang khẳng định.

    Bà phân tích công trình chung cư Khang Gia đã được triển khai trước thời điểm Ngân hàng Nam Á ký hợp đồng vay mượn với CĐT. Trường hợp này, ngân hàng phải biết đối với một dự án được quy hoạch để xây chung cư thì trong tương lai chắc chắn CĐT sẽ bán cho người dân. Nếu biết mà vẫn cho vay rồi kê biên là không được.

    [​IMG]

    Chủ đầu tư chung cư Khang Gia Tân Hương bị xác định có nhiều vi phạm trong xây dựng tại dự án này. Ảnh: Q.HUY

    “Quận đã chỉ đạo công an phải đảm bảo an ninh trật tự tại chung cư, đồng thời chính quyền địa phương phải giải thích cho cư dân hiểu chính quyền luôn đứng về phía người dân. Ủng hộ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển nhưng phải đảm bảo an sinh xã hội, quyền lợi cho người dân” - bà Đang nhấn mạnh.

    Quận Tân Phú cũng sẽ có báo cáo gửi UBND TP và Ngân hàng Nhà nước để có hướng chỉ đạo, xử lý các vụ việc tương tự.

    Chỉ thu hồi khi CĐT bất hợp tác

    Theo thông tin từ đại diện Ngân hàng Nam Á, Công ty Khang Gia vay vốn tại ngân hàng từ năm 2011 và phát sinh nợ xấu từ năm 2015. Tài sản đảm bảo của khoản vay là thửa đất số 301, tờ bản đồ số 213 tại phường Tân Quý và toàn bộ tài sản gắn liền trên đất hình thành trong tương lai, chính là chung cư Khang Gia Tân Hương.

    Ngân hàng đã nhiều lần làm việc, thảo luận phương án trả nợ nhưng đến nay Khang Gia vẫn chưa giải quyết dứt điểm khoản vay. Đầu năm 2019, Ngân hàng Nam Á đã ra thông báo về việc thu giữ và xử lý tài sản thế chấp. Ngân hàng cũng đã thực hiện việc niêm yết thông báo xử lý tài sản đảm bảo theo quy định.

    Đối với việc bảo vệ quyền lợi của người mua chung cư, Ngân hàng Nam Á cho biết việc thu giữ chỉ tiến hành khi Công ty Khang Gia không hợp tác với ngân hàng để xử lý khoản vay.

    Sáng 7-3, đại diện Công ty Khang Gia đã có buổi làm việc với ngân hàng và lên phương án tất toán toàn bộ khoản vay. Theo đó, Tổng Giám đốc Công ty Khang Gia Trịnh Minh Thanh đã thỏa thuận khất nợ đến hết tháng 4-2019, giải quyết vốn vay trước, tiền lãi thương lượng sau.

    Nếu hai bên đạt được thống nhất thì sẽ không thực hiện việc thu giữ tài sản như trong thông báo trước đó. Trường hợp Công ty Khang Gia không thực hiện cam kết, ngân hàng sẽ xử lý tài sản theo quy định nhưng trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp cho người mua căn hộ.


    Làm gì khi bị đẩy vào thế khó?

    Theo luật sư Lê Doãn Tuấn, Đoàn Luật sư TP.HCM, trường hợp này nếu các bên không thể thỏa thuận được thì cư dân có thể khởi kiện ra tòa, yêu cầu CĐT tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc hoàn lại khoản tiền mua nhà họ đã đóng cùng với tiền lãi, bồi thường theo nội dung hợp đồng và quy định của pháp luật.

    Về phía ngân hàng, nếu muốn đòi nợ cũng không nhất thiết phải đến nắm tài sản của con nợ để bán. Ngân hàng có thể khởi kiện CĐT để đòi nợ. Khi tòa tuyên ngân hàng thắng kiện thì lúc này ngân hàng được quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành bản án này. Nếu CĐT không thi hành, cơ quan thi hành án sẽ xem xét đến việc phát mại các tài sản đảm bảo để thu hồi nợ theo bản án của tòa.

    Đồng tình, luật sư Trịnh Văn Hiệp, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Nam, cũng cho rằng các hộ dân nên khởi kiện ra tòa để đảm bảo quyền lợi của mình. Luật sư Hiệp bổ sung nếu CĐT đã thế chấp tài sản cho ngân hàng nhưng sau đó lại bán cho các hộ dân thì có thể xem xét khía cạnh hình sự. Ở đây, CĐT đã thế chấp tài sản thì không được chuyển nhượng tài sản đó cho người khác nữa. Nếu cố tình chuyển nhượng, thu tiền thì hành vi này có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này