Công ty Thiết kế web

Ngành đường sắt chi ngàn tỉ ngăn tai nạn ở đường ngang, lối mở

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi truonghuong, 27/3/19.

  1. truonghuong

    truonghuong Active Member

    [​IMG]


    Chiếc rơmoóc máy cày được người lái tháo đầu máy chạy đi khi mắc kẹt ở lối đi tự mở tại Bình Thuận chiều 1-3 - Ảnh: T.N.


    Đề án có tổng vốn hơn 7.000 tỉ đồng, dự kiến sẽ được Bộ GTVT trình Chính phủ xem xét trong thời gian tới.

    Trong thực tế, hàng loạt vụ tai nạn xảy ra tại các đường ngang, lối đi tự mở dọc các tuyến đường sắt quốc gia không chỉ cướp đi sinh mạng hàng trăm người mỗi năm mà còn để lại nhiều hậu quả nặng nề cho gia đình các nạn nhân và xã hội, chưa kể thiệt hại rất lớn về kinh tế.

    "Tử thần" rình rập

    Đầu tháng 3-2019, trên đường trở về sau khi đi tuần tại một cánh rừng có tuyến đường sắt Thống Nhất chạy qua ở địa bàn tỉnh Bình Thuận, anh Nguyễn Xuân Lộc - nhân viên đội quản lý đường sắt tỉnh Bình Thuận - nhận được tin báo từ người dân về việc một máy cày chở gỗ bạch đàn nằm giữa đường ray.

    Ngay lập tức, anh Lộc chạy tắt chặn đầu ra tín hiệu cho một đoàn tàu dừng lại trước khi đối diện với máy cày. "Có thể người đi rẫy lái máy cày băng qua lối đi tự mở bị mắc kẹt, họ sợ nên đã tháo đầu máy bỏ đi để lại rơmoóc nằm chắn giữa đường ray. Rất may, chúng tôi đã xử lý kịp thời" - anh Lộc nói.

    Trước đó ngày 12-2, khi đang làm nhiệm vụ gác tàu tại trạm gác chắn đường sắt trên đường Nguyễn Thành Phương (TP Biên Hòa, Đồng Nai), hai nhân viên đường sắt là chị Đỗ Thị Lan (30 tuổi) và chị Nguyễn Thị Minh (34 tuổi) đã phát hiện một bà cụ lẻn qua barie và bất ngờ vấp té nằm vắt ngang đường ray. Cách đó khoảng 30m, đoàn tàu Bắc - Nam từ hướng Sài Gòn cũng đang vừa lao đến.

    Bằng sự dũng cảm, chị Lan và chị Minh đã kịp thời băng ra kéo bà cụ vào lề đường an toàn, cứu bà cụ thoát chết trong gang tấc.

    Đây là 2 trong số ít những vụ tai nạn đường sắt được ngăn chặn kịp thời, không xảy ra thiệt hại về người và tài sản bởi các tai nạn đường sắt diễn ra đều dẫn đến thiệt hại về người và tài sản. Thống kê của ngành đường sắt cho biết từ năm 2015 đến nay, tại các đường ngang và lối đi tự mở thuộc mạng lưới đường sắt quốc gia đã xảy ra 1.913 vụ, làm 879 người chết, bị thương 1.174 người.

    Mới đây nhất, ngày 21-3, khi điều khiển xe máy chạy từ khu dân cư Vũ Thượng (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) ra quốc lộ 5, chị Nguyễn Thị Mai Khanh (phường Bình Hàn, TP Hải Dương) và chị Phạm Thị Tới (xã Liên Hồng, huyện Gia Lộc) đã bị tàu LP3 lưu thông theo hướng Hà Nội - Hải Phòng tông trúng khiến 2 người tử vong tại chỗ. Điểm giao cắt này cũng không có barie, đèn tín hiệu và còi cảnh báo.

    Cũng tại khu vực nêu trên (ở một lối đi dân sinh khác), chiều 13-3, một ôtô chở 5 người đã va chạm với tàu LP8 khiến 2 người chết và 3 người bị thương nặng. Ngày 17-3, khi đến km109+350 đường sắt Thống Nhất, tàu SE35 (chạy hướng Nam Định - Ninh Bình) đã va phải xe máy rẽ qua đường ngang, khiến cụ Hà Minh Chí (80 tuổi, người điều khiển xe máy) tử vong tại chỗ. Người vợ là cụ Ngô Thị Xuân, 80 tuổi, ngồi phía sau xe bị thương nặng.

    [​IMG]


    Hiện trường vụ tai nạn đường sắt giữa đoàn tàu LP8 với ôtô vượt qua đường dân sinh tại TP Hải Dương chiều 13-3 - Ảnh: MẠNH DŨNG


    Phập phù công nghệ đường ngang

    Không chỉ các lối đi tự phát, ngay các đường ngang trên hệ thống đường sắt cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong hàng ngàn đường ngang trên tuyến đường sắt hiện chỉ có 647 đường có người gác, 340 đường sử dụng cần chắn tự động, còn lại là đường ngang gắn cảnh báo tự động và biển báo.

    Theo một chuyên gia đường sắt, hầu hết các đường ngang trên tuyến đường sắt cả nước đang sử dụng nhiều chủng loại, thiết bị kiểu "năm cha bảy mẹ", khó có thể kiểm soát về mặt chất lượng.

    Trong giai đoạn 2015-2016, Tổng công ty Đường sắt VN có chủ trương đưa công nghệ tự động vào công tác quản lý đường ngang để giảm thời gian đóng mở chắn, giảm định biên lao động. Hàng trăm dàn chắn trên tuyến đường sắt Thống Nhất được đầu tư thêm động cơ tự động, chỉ riêng tại khu vực Đồng Nai và TP.HCM đã đầu tư 11 chắn động cơ với mức đầu tư khoảng 60 - 70 triệu đồng/chắn.

    Tuy nhiên, vận hành chưa bao lâu, các động cơ chắn "giở chứng" trục trặc, Công ty CP Quản lý đường sắt Sài Gòn (quản lý đường sắt TP.HCM - Bình Thuận) đã nhiều lần đề nghị Tổng công ty Đường sắt VN yêu cầu nhà thầu khắc phục. Nhưng đến nay, hầu hết các động cơ tự động được lắp đặt đều đã bị tháo... xếp vào kho.

    Theo một nhân viên gác chắn đường ngang tại khu vực Biên Hòa (Đồng Nai), khi hệ thống này mới được lắp đặt, các nhân viên rất mừng vì chỉ cần bấm chắn tự động... đỡ tốn nhiều sức. "Thế nhưng, động cơ chỉ hoạt động sau một năm lắp đặt đã trở chứng cà giật. Thiết bị hỏng mà nhà thầu không sửa, anh em đã tháo ra đẩy cho nhẹ" - nhân viên này cho biết.

    Một lãnh đạo Cục Đường sắt VN thừa nhận do ngân sách bố trí cho đường sắt hằng năm còn hạn chế, nên số lượng các đường ngang được nâng cấp, cải tạo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu.

    "Hệ thống động cơ điện, các vật tư, thiết bị liên quan chưa thực hiện việc chứng nhận công bố hợp chuẩn, hợp quy hoặc thử nghiệm, nghiệm thu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nên chưa đảm bảo chất lượng như kỳ vọng" - vị này nói.


    Giải phóng sức người, giảm rủi ro

    Chiều 26-3, tại gác chắn Trần Khắc Chân (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), anh T. - một nhân viên thanh niên xung phong được giao nhiệm vụ trực gác - cho biết từ khi có cần chắn tự động công việc trực chốt khỏe hơn.

    Nhân viên ở đây chỉ theo dõi lưu lượng để điều tiết giao thông và ứng trực trong trường hợp cần chắn tự động có hiện tượng trục trặc. "Hệ thống cần chắn tự động đều được nhân viên đường sắt tới bảo trì mỗi ngày 2 lần nhằm phát hiện sớm các trục trặc xảy ra" - anh T. nói.

    Hệ thống cần chắn tự động này hoạt động theo nguyên lý chuông và đèn tín hiệu sẽ reo khi tàu lửa gần tới đường ngang, đồng thời cần chắn sẽ tự động hạ xuống, nhờ hệ thống cảm biến được thiết lập dưới các đường ray xe lửa kết nối với cần chắn.

    Trong 13km đường sắt chạy qua địa bàn TP.HCM, hiện có 26 vị trí đường ngang giao đường sắt, trong đó 3 đường ngang được tổ chức phòng vệ theo hình thức cần chắn tự động và 2 đường có hệ thống cảnh báo tự động, 21 vị trí còn lại có nhân viên gác chắn túc trực.


    Nhiều công trình trên... giấy

    Với chiều dài hơn 3.230km, trong đó 2.703km đường chính tuyến, 612km đường ga, đường nhánh. Thống kê của ngành đường sắt cho thấy số vụ tai nạn trên các đường ngang, lối đi tự mở chiếm 60% trong tổng số vụ tai nạn đường sắt, trong đó tính riêng số vụ xảy ra tại lối đi tự mở đã chiếm hơn 42%.

    Dù nỗ lực xóa bỏ lối đi tự mở nhưng cứ rào hôm trước thì hôm sau người dân lại tháo ra, đi lại. Số liệu ngành đường sắt cho biết hiện có 4.155 vị trí là lối đi tự mở, chưa kể con số 1.514 đường ngang, bình quân 1km đường sắt có 1,9 điểm giao cắt với đường bộ.

    Theo Cục Đường sắt VN, các dự án tái lập an toàn giao thông đã được ngành này lên kế hoạch triển khai từ nhiều năm trước nhưng phải tạm dừng vì... thiếu tiền. Chẳng hạn, theo kế hoạch 994 của Thủ tướng Chính phủ về lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt, kinh phí cho công tác đền bù, giải tỏa và cắm cọc hành lang an toàn đường sắt giai đoạn 2014-2017 cần khoảng 20.725 tỉ đồng nhưng đến nay vẫn chưa triển khai do thiếu tiền!

    Cũng trong giai đoạn 2014-2016, dự kiến sẽ làm 72km đường gom với kinh phí 280 tỉ đồng, giai đoạn 2016-2017 làm 320km đường gom và hàng rào để đóng hoàn toàn các lối đi dân sinh trên tuyến đường sắt với kinh phí 1.000 tỉ đồng.

    Tuy nhiên, dự án mới chỉ dừng lại công tác khảo sát, thiết kế... Các công trình được lên danh sách thực hiện như xây 80 cầu trên quốc lộ vượt đường sắt (Bộ GTVT duyệt năm 2012), công trình tách đường bộ đi chung với đường sắt... cũng chịu chung số phận vì thiếu vốn.

    Trong đề án đảm bảo trật tự hành lang đường sắt đang được xây dựng, Cục Đường sắt VN cho biết ước tính tổng kinh phí xử lý các vị trí lối đi tự mở, hành lang để đảm bảo an toàn giao thông là 7.397,3 tỉ đồng, trong đó xử lý lối đi tự mở là 6.701,3 tỉ đồng, xử lý vị trí giao cắt giữa đường sắt với đường bộ 198 tỉ đồng...

    Do khả năng huy động nguồn lực bên ngoài ngân sách rất khó, việc thực hiện đề án này chủ yếu sẽ dựa vào ngân sách trung ương và địa phương. Tuy nhiên, theo một lãnh đạo Cục Đường sắt VN, có thể vận động người dân hiến đất xây dựng đường gom phục vụ nhu cầu đi lại, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng chung đường gom hỗ trợ kinh phí xây dựng, đền bù giải phóng mặt bằng.

    [​IMG]


    Hệ thống đèn, chuông báo và chắn tự động hạ xuống khi tàu SE7 chạy qua đường ngang Trần Khắc Chân, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM chiều 26-3 - Ảnh: T.T.D.


    Ông ĐÀO QUỐC CƯỜNG (phó trưởng Phân ban quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt khu vực 3, Tổng công ty Đường sắt VN): Chọn phương án tiết kiệm nhất

    Trong thực tế, người dân trong các khu dân cư sống dọc hai bên tuyến đường sắt không còn cách nào khác phải băng qua đường sắt để đi lại. Các lối đi tự mở dần xuất hiện nằm khuất tầm nhìn là một trong những nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông.

    Trên tuyến đường sắt đi qua các tỉnh phía Nam mà chúng tôi quản lý, nhiều năm qua có hiện tượng ngành đường sắt đã rào lối đi tự mở nhưng rồi người dân lại tháo ra để đi, khó có cách nào ngăn chặn được.

    Muốn xóa bỏ hàng ngàn lối đi tự mở phải có nguồn kinh phí lớn để thực hiện 3 phương án như xây cầu vượt, hầm chui hoặc làm đường gom. Nhà nước phải lập dự án giao các đơn vị tư vấn thiết kế khảo sát và đề xuất các giải pháp phù hợp với từng vị trí có thể làm 1 trong 3 phương án trên để xóa lối đi.

    Từ kết quả thẩm định phương án nào tiết kiệm, hiệu quả nhất, đồng thời được các địa phương chấp thuận sẽ tiến hành thực hiện.


    Đến năm 2025 sẽ xóa toàn bộ lối đi tự mở

    Theo Cục Đường sắt VN, nhu cầu vốn thực hiện các công trình đảm bảo an toàn giao thông đường sắt từ nay đến năm 2030 là 27.134 tỉ đồng. Do đó, cơ quan này đề nghị phải xem xét đầu tư phân kỳ theo thứ tự ưu tiên từng giai đoạn, đảm bảo tính khả thi trong quá trình xử lý các đường ngang, lối đi tự mở.

    Theo lộ trình xóa 4.155 lối đi tự mở, cơ quan này cho biết từ nay đến năm 2020 cần khoảng 2.331,5 tỉ đồng để xóa bỏ trước 2.124 lối đi tự mở ở vị trí nguy hiểm, xây gờ giảm tốc... Cụ thể, phải làm hàng rào, đường gom cho 152,37km trên các đoạn tuyến đường sắt, xây 29 hầm chui.

    Tới năm 2020-2025, đề án đặt mục tiêu sẽ xóa tất cả lối đi tự mở còn lại, hơn 1.140 lối đi, với số vốn khoảng 4.370 tỉ đồng để xây dựng 484,6km hàng rào, đường gom dọc tuyến đường sắt, đồng thời xây dựng 121 hầm chui, xây mới 119 đường ngang... thay cho lối đi tự mở. Theo đề án, nếu kinh phí được cấp đầy đủ, đến năm 2025 sẽ xóa bỏ hoàn toàn các lối đi tự mở bất hợp pháp băng ngang đường sắt, thay vào đó là hệ thống đường gom dân sinh và hầm chui, cầu vượt và các đường ngang đạt chuẩn.

    [​IMG]
    Chạy xe máy băng ngang đường sắt, hai cụ già bị tàu hỏa đâm

    TTO - Vụ tai nạn thương tâm xảy ra chiều 17-3 ở Nam Định khi tàu hỏa đâm vào xe máy do cụ ông chở vợ đi qua đường ngang, khiến cụ ông tử vong tại chỗ, cụ bà bị thương nặng.

    [​IMG]
    Ôtô băng đường ngang bị tàu kéo lê: 2 người chết, 3 người bị thương

    TTO - Khi đoàn tàu đang đến gần, ôtô chở 5 người vẫn cố tình băng qua đường ngang dân sinh tại xã Ái Quốc, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương nên bị tàu hỏa tông trúng, kéo lê cả trăm mét trên đường ray.

    [​IMG]
    Lại tai nạn đường sắt tại Hải Dương làm 2 người chết

    TTO - Tai nạn giao thông đường sắt lại vừa xảy ra tại điểm giao đường ngang dân sinh thuộc địa bàn khu dân cư Vũ Thượng, phường Ái Quốc, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương khiến 2 người chết.



    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này