Một góc chợ trong xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) sáng 14-2 - Ảnh: MINH HẢI Ông P.V.T, chủ một cửa hàng bán thuốc thú y tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc - tâm dịch COVID-19 của Việt Nam - cho biết ông chưa từng trải qua tình huống nào như thế này trong suốt 50 năm qua. Ngay từ những ngày đầu tiên của năm mới, khi dịch bệnh xuất hiện, các cuộc họp Đảng bộ trong thôn, xã chỉ xoay quanh vấn đề tuyên truyền, giúp đỡ nhân dân tự có ý thức cảnh giác bảo vệ bản thân. Khắp các đường làng ngõ xóm treo áp phích, bảng hiệu cung cấp cách phòng chống COVID-19. Sau chỉ thị cách ly, cuộc sống người dân nơi đây tuy có chút đảo lộn nhưng không nhiều. Có chăng chỉ những người làm nghề bán hàng ở chợ là thấy bất tiện do việc ra vào lấy hàng gặp khó khăn. "Chúng tôi vẫn ai có việc gì làm nấy, nhà nào chưa cấy xong thì ra cấy nốt, nhà đang xây dở vẫn xây tiếp", ông T. cho biết. Trước Tết, ông T. thường cùng mọi người ra sân nhà văn hóa đánh bóng chuyền, giao lưu giữa thôn nọ với thôn kia hoặc đi bộ buổi tối. Nhưng hiện cũng phải tạm ngừng để tránh dịch bệnh. Một vài gia đình vẫn tổ chức lễ mừng thọ nhưng chỉ ở phạm vi con cháu trong nhà, không mời rộng rãi như các năm trước. Xã Sơn Lôi hiện là nơi có nhiều bệnh nhân dương tính với virus corona chủng mới (nCoV) nhất cả nước. Diễn biến dịch bệnh nhanh và phức tạp khiến UBND tỉnh Vĩnh Phúc buộc phải chỉ đạo lập chốt tại các đường, lối vào xã Sơn Lôi để kiểm soát chặt chẽ người ra vào xã. Từ ngày 13-2, Sơn Lôi bắt đầu tình thế "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Người bên trong chỉ ra ngoài khi có việc khẩn cấp, người bên ngoài nếu không có lý do chính đáng cũng không được phép vào bên trong xã. Chị N.T.K, một cán bộ làm việc tại UBND huyện Bình Xuyên, cho biết một số cá nhân là người người dân của xã làm việc ở địa phương khác cũng được các đơn vị, doanh nghiệp ưu tiên cho nghỉ và hỗ trợ phần trăm lương tháng, tùy từng đơn vị. Một bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội gần đây. Tuy chưa xác định rõ thực hư nhưng làm dấy lên sự bức xúc trong lòng người dân Vĩnh Phúc và cả nước - Ảnh: Facebook Một số người dân cho biết, tuy không được ra ngoài nhưng nhờ có điện thoại kết nối internet nên vẫn nắm được tình hình chung. Những cũng qua đó mà người dân cảm thấy buồn vì dường như bên ngoài đang le lói sự kỳ thị đối với người dân Sơn Lôi và Vĩnh Phúc. Chị V., một người bán hàng tại chợ cóc trong thôn An Lão (xã Sơn Lôi) bày tỏ nỗi lòng: "Tôi chẳng hiểu vì sao người ta bày tỏ lòng cảm thông với một quốc gia khác mà riêng với người nước mình lại quay lưng. Bệnh tật ai cũng sợ, nhưng người dân chúng tôi đâu có lỗi gì? Kể cả những công nhân được cử đi học tập tại Vũ Hán về bị nhiễm bệnh cũng là chẳng may và không hề biết. Không ai trong chúng tôi muốn lây bệnh cả". Trên thực tế, kể từ khi có thông tin về dịch bệnh do virus corona chủng mới, người dân Bình Xuyên nói riêng và Vĩnh Phúc nói chung đã thực hiện rất nghiêm khắc những biện pháp phòng tránh: ra đường luôn có khẩu trang; 100% công nhân tại các khu công nghiệp được phát khẩu trang miễn phí; tại các điểm công cộng như trung tâm thương mại, bệnh viện, quảng trường đều có nước rửa tay chứa cồn. Chiều 13-2, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định thành lập 12 tổ y tế tăng cường cho xã Sơn Lôi. 160 cán bộ y bác sĩ của các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh tình nguyện tiên phong vào vùng dập dịch từ tuyến cơ sở. Ông T. cho biết những ngày này người dân trong xã vẫn động viên nhau cố gắng. Không gặp nhau thì nhắn tin, gọi điện. Tất cả đều phải lạc quan tinh thần, sống vui khỏe và áp dụng đúng các biện pháp phòng dịch. Các gia đình cũng tự khử trùng xung quanh nhà và đường làng ngõ xóm bằng vôi bột. Mặc dù không ai nói được khả năng bảo vệ được bao nhiêu nhưng người dân nơi đây đều rất có ý thức bảo vệ mình trước dịch bệnh. "Vấn đề cốt lõi không nằm ở tiền bạc, mà là tình nghĩa lúc khốn khó. Cứ bình tĩnh, dịch rồi sẽ qua thôi!", ông T. kiên định nói. Vào xã Sơn Lôi, 'tâm dịch' của Vĩnh Phúc TTO - Ngay đầu địa phận thôn Ái Văn, loa truyền thanh phát liên tục thông tin về phòng, chống dịch corona; băngrôn khẩu hiệu giăng khắp lối; vôi bột rắc nhiều nơi... Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .