Công ty Thiết kế web

Nhà lãnh đạo gần dân, hết lòng với đất nước

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi test, 15/8/20.

  1. test

    test New Member

    Nhà lãnh đạo gần dân, hết lòng với đất nước
    Sáng 14-8, tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội), Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức trọng thể lễ viếng nguyên Tổng bí thư (TBT) Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu theo nghi thức quốc tang.

    Nhà lãnh đạo có uy tín lớn

    Tới viếng và ghi vào sổ tang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: đồng chí Lê Khả Phiêu là nhà lãnh đạo xuất sắc, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Xin nguyện noi gương đồng chí, tay nắm chặt tay, đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trên con đường cách mạng, ra sức phấn đấu vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

    “Xin vĩnh biệt người đồng chí, người Anh quý mến, mong Anh mãi bằng an yên nghỉ nơi cao xanh, vĩnh hằng” - Thủ tướng ghi trong sổ tang.

    Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân viết sổ tang: Đồng chí Lê Khả Phiêu là một người cộng sản chân chính, đã cống hiến cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đồng chí là một nhà lãnh đạo tâm huyết, trách nhiệm, nhà chính trị, quân sự đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng Đảng, phát triển đất nước.

    Trước đó, đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng đoàn đã vào viếng nguyên TBT Lê Khả Phiêu và chia buồn cùng gia đình.

    TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi vòng hoa viếng nguyên TBT Lê Khả Phiêu.

    Tới viếng và chia buồn còn có nguyên TBT Nông Đức Mạnh; các nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cùng nhiều vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ðảng, Nhà nước.

    Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng gửi vòng hoa viếng nguyên TBT Lê Khả Phiêu.

    [​IMG]

    Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Ảnh: TTXVN

    Thương tiếc người lãnh đạo thương dân, trọng dân

    Sáng 14-8, tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM), lễ viếng nguyên TBT Lê Khả Phiêu được tổ chức trọng thể.

    Ghi sổ tang, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân viết: “Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân TP Hồ Chí Minh vô cùng thương tiếc, thành kính tưởng nhớ đồng chí Lê Khả Phiêu - nguyên TBT Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, người Cộng sản chân chính, kiên trung, ngời sáng nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ”, một cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, đầy tâm huyết, một nhà lãnh đạo tài năng, có tác phong giản dị, gần gũi mọi người, thương dân, trọng dân, luôn đau đáu việc Đảng, việc nước, việc dân!”.

    Bí thư Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ: “Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hồ Chí Minh luôn trân trọng khắc ghi sự quan tâm lãnh đạo và tình cảm sâu sắc của đồng chí đối với quá trình cách mạng của TP. Kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt đồng chí, chúng ta nguyện nỗ lực phấn đấu, sớm thực hiện những lời căn dặn và mong muốn của đồng chí với Đảng bộ và Nhân dân TP mang tên Bác, “sẽ đi trước và về đích trước” trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc”.

    Tiếp đó, đoàn đại biểu Bộ tư lệnh Quân khu 7 do Trung tướng Võ Minh Lương (Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7) dẫn đầu. Trân trọng ghi vào sổ tang, Trung tướng Võ Minh Lương viết: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Thượng tướng Lê Khả Phiêu, người chiến sĩ cộng sản tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, nhà chính trị, quân sự chiến lược xuất sắc, tài ba, đức độ, gần gũi, nhà lãnh đạo có năng lực và tầm nhìn chiến lược, người đặt nền móng xây dựng, chỉnh đốn Đảng thời kỳ đổi mới”.

    Đoàn Đảng ủy - Bộ tư lệnh, lực lượng vũ trang Quân khu 9 vào viếng người đồng chí, nguyên lãnh đạo của mình với niềm tiếc thương vô hạn. Trung tướng Huỳnh Chiến Thắng, Bí thư Đảng ủy Quân khu 9, đã xúc động ghi vào sổ tang: “… Đồng chí mất đi đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đội nói chung và lực lượng vũ trang Quân khu 9 nói riêng. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí đã gắn bó và dành nhiều tình cảm quý báu cho quân và dân đồng bằng sông Cửu Long; là tấm gương sáng về người chiến sĩ cách mạng kiên trung, trọn cuộc đời vì Đảng, vì dân, là niềm tự hào của thế hệ cán bộ, chiến sĩ hôm nay”.


    Hôm nay (15-8), lễ truy điệu nguyên TBT Lê Khả Phiêu được tổ chức vào 12 giờ 30 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng vào lúc 14 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.


    “Tôi mất đi người bạn thân tình”

    Từ sáng sớm 14-8, những dòng người từ khắp mọi nẻo đường xứ Thanh không quản trời mưa sụt sùi đã về Hội trường 25B Thanh Hóa để tiễn biệt nguyên TBT Lê Khả Phiêu.

    “Nghe tin bác Phiêu ra đi, lòng tôi buồn vô hạn. Khi bác còn sống, năm nào bác cũng về quê hương thăm bà con làng xóm. Tình cảm đó khiến người dân chúng tôi luôn kính trọng, tin yêu bởi sự ấm áp, mộc mạc, giản dị ấy. Mỗi lần về, bác Phiêu đều gặp nhiều thế hệ, chia sẻ khó khăn với người dân, động viên mọi người vươn lên góp sức mình cho quê hương đất nước” - ông Lê Anh Tuấn (72 tuổi, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn) chia sẻ.

    Là người bạn từ nhỏ của nguyên TBT Lê Khả Phiêu, ông Nguyễn Quang Lân (89 tuổi) bùi ngùi nhớ lại những kỷ niệm: “Tôi và anh Phiêu là bạn học từ thuở nhỏ và lớn lên một chút cùng nhau xung phong đi bộ đội. Sau này tôi có thêm nhiều dịp ôn lại những kỷ niệm của một thời sôi nổi quyết tâm lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mỗi lần anh về quê. Anh Phiêu mất đi, tôi mất một người bạn thân tình”.

    Thủy chung, vẹn nghĩa, dám làm, dám chịu

    Trong sổ tang tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng ghi: “Đồng chí Lê Khả Phiêu là nhà lãnh đạo xuất sắc, có uy tín cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân; người Đảng viên cộng sản rất mực kiên trung, nhiệt huyết với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc…”. “Đồng chí là tấm gương về hành động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; trọn vẹn nghĩa tình, thủy chung, gần gũi” - ông Thưởng viết.


    Người dân làng biển lập bàn thờ Bác Phiêu

    Năm 1999, dân làng Rồng, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên-Huế bị trận lũ lịch sử. Sau lũ, một dải đất giữa phá Tam Giang và biển bị nước cuốn trôi. Ngày đó, con đập Hòa Duân vỡ đã cuốn theo tất cả tài sản, nhà cửa, nhiều người đã mất cả người thân.

    Vào thời điểm ấy, ông Lê Khả Phiêu cùng đoàn công tác trung ương đến phá Tam Giang và ông đã xắn quần, lội phá, đi thuyền nan đến thăm các chòi lán ở tạm của người dân ở đây. Sau đó ông đã cùng với địa phương chọn một khu đất mới, cao, gấp rút xây nhà cho 64 hộ dân và đặt tên làng là làng Rồng. “Khi đặt tên làng Rồng, bác Phiêu bảo là để ghi nhớ về trận lũ năm trước và làng mới lập năm 2000 (Canh Thìn) sẽ bay lên, cất cánh, thoát đói nghèo…!” - một người dân làng Rồng bồi hồi nhắc lại.

    [​IMG]

    Người dân bày cơm cúng lên bàn thờ nguyên TBT Lê Khả Phiêu (mới lập) ở làng Rồng.

    Những ngày qua, sau khi nghe tin nguyên TBT Lê Khả Phiêu qua đời, người dân làng Rồng đã tề tựu về nhà văn hóa cộng đồng, bàn và quyết định lập bàn thờ bác Phiêu nhằm tưởng nhớ công ơn người đã khai sinh ra làng mình.

    Ngày 14-8, đến làng Rồng, ở ngay đầu cổng làng đã thấy cờ rủ trang nghiêm để quốc tang nguyên TBT Lê Khả Phiêu. Bên trong hội trường nhà văn hóa cộng đồng, bàn thờ với phông màn, hình ảnh nguyên TBT Lê Khả Phiêu, trang thờ, đèn nhang đã sắp đặt trang trọng. Ông Lê Văn Tẩy (84 tuổi, trưởng làng Rồng) cho biết nhân dân làng Rồng luôn biết ơn, khắc sâu tình cảm của nguyên TBT đối với dân làng.
    Ông Trần Văn Thu (54 tuổi, trú làng Rồng), người mất 12 người thân trong gia đình sau trận lũ lịch sử năm 1999, cho biết vô cùng tiếc thương khi bác Phiêu qua đời. Những ngày tới ông sẽ trực tại nhà sinh hoạt cộng đồng để phục vụ công tác hậu cần, tiếp đón các đoàn đến viếng.


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này